Nuôi dưỡng 3 thói quen nhỏ, trẻ càng lớn càng kiên cường, mạnh mẽ
Khả năng phục hồi là khả năng đối mặt và vượt qua thử thách, và cha mẹ nên giúp con mình xây dựng điều đó càng sớm càng tốt.
Là một bác sĩ nghiên cứu về sự phát triển sớm của não bộ, tôi đã tìm thấy một yếu tố đáng ngạc nhiên góp phần tăng khả năng phục hồi ở độ tuổi trẻ: "nuôi dưỡng những thói quen".
Các nghiên cứu cho thấy việc xây dựng một thói quen sẽ dạy cho trẻ cách quản lý bản thân và môi trường một cách có trật tự.
Nuôi dưỡng các thói quen giúp trẻ xây dựng khả năng phục hồi
Khi trẻ làm mọi việc theo cách tương tự và vào một thời điểm giống nhau, lặp đi lặp lại, chúng sẽ biết mình phải làm gì. Khả năng dự đoán này tạo ra cảm giác thoải mái và an toàn.
Nhờ đó, chúng được trang bị tốt hơn để điều hướng những điều bất ngờ có thể xảy ra, thứ vốn là nền tảng của khả năng phục hồi. Một suy nghĩ đầu tiên luôn nảy ra trong đầu chúng sẽ là: "Mình sẽ ổn thôi."
Hãy xem việc nuôi dưỡng một thói quen giống như một chiếc chăn ấm áp hoặc một chú thú nhồi bông đã sờn rách để tạo ra một môi trường yên tĩnh, yêu thương, nơi đứa trẻ cảm thấy thoải mái khi khám phá cảm xúc của chúng trong quá trình thất bại hoặc thử thách.
Và khi chúng bắt đầu thực hiện các phần của công việc thường ngày với ít sự giám sát hơn, chúng sẽ trở nên độc lập và tự tin hơn.
Con bạn có thể có một thói quen buổi sáng khuyến khích các hành vi lành mạnh, chẳng hạn như đánh răng, nói về kế hoạch trong ngày hoặc một bữa ăn nhẹ có rau vào buổi sáng để thúc đẩy chế độ ăn uống bổ dưỡng.
Nuôi dưỡng các thói quen giúp trẻ xây dựng khả năng phục hồi |
Các nghiên cứu cho thấy việc xây dựng một thói quen sẽ dạy cho trẻ cách quản lý bản thân và môi trường một cách có trật tự.
Nuôi dưỡng các thói quen giúp trẻ xây dựng khả năng phục hồi
Khi trẻ làm mọi việc theo cách tương tự và vào một thời điểm giống nhau, lặp đi lặp lại, chúng sẽ biết mình phải làm gì. Khả năng dự đoán này tạo ra cảm giác thoải mái và an toàn.
Nhờ đó, chúng được trang bị tốt hơn để điều hướng những điều bất ngờ có thể xảy ra, thứ vốn là nền tảng của khả năng phục hồi. Một suy nghĩ đầu tiên luôn nảy ra trong đầu chúng sẽ là: "Mình sẽ ổn thôi."
Hãy xem việc nuôi dưỡng một thói quen giống như một chiếc chăn ấm áp hoặc một chú thú nhồi bông đã sờn rách để tạo ra một môi trường yên tĩnh, yêu thương, nơi đứa trẻ cảm thấy thoải mái khi khám phá cảm xúc của chúng trong quá trình thất bại hoặc thử thách.
Và khi chúng bắt đầu thực hiện các phần của công việc thường ngày với ít sự giám sát hơn, chúng sẽ trở nên độc lập và tự tin hơn.
Con bạn có thể có một thói quen buổi sáng khuyến khích các hành vi lành mạnh, chẳng hạn như đánh răng, nói về kế hoạch trong ngày hoặc một bữa ăn nhẹ có rau vào buổi sáng để thúc đẩy chế độ ăn uống bổ dưỡng.
1. Khuyến khích đối thoại trong quá trình một cách thường xuyên
Trẻ em tiếp thu phong cách giao tiếp của cha mẹ như là những "lời nói bí mật" của riêng chúng, vì vậy những lời nhắc nhở và câu hỏi mang tính bình tĩnh, yêu thương suốt cả ngày sẽ hỗ trợ các kỹ năng điều chỉnh cảm xúc.
Giả sử chúng có một thói quen vào buổi tối bao gồm đánh răng và chọn đồ ngủ. Bạn có thể khuyến khích đối thoại bằng cách nói: "Nhìn xem, con đang mặc một bộ quần áo thoải mái và đã sẵn sàng đánh răng rồi nhỉ! Đầu tiên, chúng ta làm ướt bàn chải đánh răng. Rồi sau đó chúng ta làm gì tiếp theo nhỉ?"
2. Giải thích "lý do" đằng sau một thói quen
Giải thích lý do đằng sau một thói quen giúp trẻ biết được chúng sẽ đạt được điều gì và cảm nhận được tác động tích cực của việc hoàn thành thói quen đó.
Ví dụ: "Trò chơi xây dựng các khối nhà rất thú vị phải không nào, nhưng đã đến lúc phải dọn dẹp. Các khối lớn để vào thùng màu xanh. Các khối nhỏ sẽ để vào đâu nhỉ?"
Sau khi chúng trả lời, bạn có thể nói: "Đúng vậy! Chúng ta cần dọn dẹp sau khi chơi xong để ngôi nhà luôn gọn gàng, và tránh bị mất đồ chơi nhé! Hãy dọn dẹp, và sau đó, chúng ta có thể ăn một bữa ăn nhẹ để tiếp thêm năng lượng cho thời gian còn lại trong ngày."
Hoạt động đơn giản này giúp các em thực hành các kỹ năng ngôn ngữ, thay phiên nói chuyện và hiểu được tầm quan trọng đằng sau một số hành động nhất định.
Trẻ em tiếp thu phong cách giao tiếp của cha mẹ như là những "lời nói bí mật" của riêng chúng, vì vậy những lời nhắc nhở và câu hỏi mang tính bình tĩnh, yêu thương suốt cả ngày sẽ hỗ trợ các kỹ năng điều chỉnh cảm xúc.
Giả sử chúng có một thói quen vào buổi tối bao gồm đánh răng và chọn đồ ngủ. Bạn có thể khuyến khích đối thoại bằng cách nói: "Nhìn xem, con đang mặc một bộ quần áo thoải mái và đã sẵn sàng đánh răng rồi nhỉ! Đầu tiên, chúng ta làm ướt bàn chải đánh răng. Rồi sau đó chúng ta làm gì tiếp theo nhỉ?"
2. Giải thích "lý do" đằng sau một thói quen
Giải thích lý do đằng sau một thói quen giúp trẻ biết được chúng sẽ đạt được điều gì và cảm nhận được tác động tích cực của việc hoàn thành thói quen đó.
Ví dụ: "Trò chơi xây dựng các khối nhà rất thú vị phải không nào, nhưng đã đến lúc phải dọn dẹp. Các khối lớn để vào thùng màu xanh. Các khối nhỏ sẽ để vào đâu nhỉ?"
Sau khi chúng trả lời, bạn có thể nói: "Đúng vậy! Chúng ta cần dọn dẹp sau khi chơi xong để ngôi nhà luôn gọn gàng, và tránh bị mất đồ chơi nhé! Hãy dọn dẹp, và sau đó, chúng ta có thể ăn một bữa ăn nhẹ để tiếp thêm năng lượng cho thời gian còn lại trong ngày."
Hoạt động đơn giản này giúp các em thực hành các kỹ năng ngôn ngữ, thay phiên nói chuyện và hiểu được tầm quan trọng đằng sau một số hành động nhất định.
Giải thích lý do đằng sau một thói quen giúp trẻ biết được chúng sẽ đạt được điều gì và cảm nhận được tác động tích cực của việc hoàn thành thói quen đó. |
3. Hãy nhất quán
Hãy nhớ rằng khả năng phục hồi không phát triển trong một sớm một chiều. Trẻ em cần được nhắc nhở thường xuyên về những kỹ năng này, vì vậy hãy bắt đầu sớm và nhất quán.
Những ngày dài hoặc mệt mỏi có thể khiến bạn khó duy trì thói quen. Việc nuôi dạy con cái đòi hỏi sự linh hoạt. Đôi khi, một câu nói an ủi có thể bù đắp cho một thói quen đã bỏ lỡ: "Ba/mẹ xin lỗi vì chúng ta không thể đọc một câu chuyện trước khi đi ngủ cùng nhau. Nhưng ba/mẹ hứa ngày mai sẽ đọc cho con nghe nhé!"
Cuối cùng, khen ngợi con bạn khi chúng làm theo một thói quen mà không cần sự giúp đỡ để chúng có thói quen thực hiện nó một cách nhất quán: "Cảm ơn con vì đã gấp chăn màn sáng nay!"
Tác giả của bài viết là Tiến sĩ Dana Suskind, giáo sư phẫu thuật và nhi khoa tại Trung tâm Y tế Đại học Chicago, đồng thời là người sáng lập và đồng giám đốc của Trung tâm TMW về Học tập sớm + Sức khỏe cộng đồng tại Đại học Chicago. Cô là tác giả của cuốn sách có tên "Parent Nation: Unlocking Every Child's Potential, Fulfilling Society's Promise."
Hãy nhớ rằng khả năng phục hồi không phát triển trong một sớm một chiều. Trẻ em cần được nhắc nhở thường xuyên về những kỹ năng này, vì vậy hãy bắt đầu sớm và nhất quán.
Những ngày dài hoặc mệt mỏi có thể khiến bạn khó duy trì thói quen. Việc nuôi dạy con cái đòi hỏi sự linh hoạt. Đôi khi, một câu nói an ủi có thể bù đắp cho một thói quen đã bỏ lỡ: "Ba/mẹ xin lỗi vì chúng ta không thể đọc một câu chuyện trước khi đi ngủ cùng nhau. Nhưng ba/mẹ hứa ngày mai sẽ đọc cho con nghe nhé!"
Cuối cùng, khen ngợi con bạn khi chúng làm theo một thói quen mà không cần sự giúp đỡ để chúng có thói quen thực hiện nó một cách nhất quán: "Cảm ơn con vì đã gấp chăn màn sáng nay!"
Tác giả của bài viết là Tiến sĩ Dana Suskind, giáo sư phẫu thuật và nhi khoa tại Trung tâm Y tế Đại học Chicago, đồng thời là người sáng lập và đồng giám đốc của Trung tâm TMW về Học tập sớm + Sức khỏe cộng đồng tại Đại học Chicago. Cô là tác giả của cuốn sách có tên "Parent Nation: Unlocking Every Child's Potential, Fulfilling Society's Promise."
(Nguồn Phụ Nữ Việt Nam https://phunuvietnam.vn/nuoi-duong-3-thoi-quen-nho-tre-cang-lon-cang-kien-cuong-manh-me-20221013155752365.htm)