Hiển thị các bài đăng có nhãn BenhHiemNgheo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BenhHiemNgheo. Hiển thị tất cả bài đăng

Tìm hiểu bệnh Viêm tụy mạn

Viêm tụy mạn là tổn thương tụy kéo dài, chức năng tụy không còn được đảm bảo, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Bệnh tác động khá nặng nề cho người mắc phải, trong khi phần lớn các trường hợp là có thể phòng tránh được.
1. Viêm tụy mạn là gì?
Tụy là một cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, hình chiếc lá và nằm ẩn vào thành sau ổ bụng. Cơ quan này vừa có chức năng nội tiết, vừa có chức năng ngoại tiết.

Chức năng nội tiết của tụy là tiết ra các hormone duy trì nồng độ glucose trong máu; nếu insulin do tụy tiết ra quá ít hay các mô cơ thể có sự đề kháng, lượng đường trong máu tăng lên gây ra đái tháo đường. Đối với chức năng ngoại tiết, tụy sản xuất ra các men tiêu hóa, theo ống tụy cùng với dịch mật đổ vào tá tràng, phân giải thức ăn thành các phân tử dinh dưỡng để hấp thu vào trong máu.

Những đợt viêm cấp tính xảy trên nhu mô tụy cuối cùng sẽ dẫn đến viêm tụy mạn. Đây là một quá trình bệnh lý đặc trưng bởi sự tổn thương tụy không hồi phục, được xác định bằng các bất thường mô học bao gồm viêm mạn tính, xơ hóa và sự phá hủy mô tụy ngoại tiết lẫn nội tiết.

2. Các nguyên nhân gây viêm tụy mạn
Nguyên nhân gây viêm tụy mạn rất đa dạng. Có thể nói bất cứ tác nhân nào làm viêm tụy cấp tái đi tái lại đều dẫn đến viêm tụy mạn.

Viêm tụy mạn thường gặp nhất ở những bệnh nhân nghiện rượu (70- 80% tất cả các trường hợp). Nguy cơ của viêm tụy mạn tính tăng lên theo thời gian và lượng rượu tiêu thụ nhưng chỉ có 5 - 10% người nghiện rượu nặng là phát triển thành viêm tụy. Theo đó, rượu sẽ gây viêm tụy từng đợt cấp ở các đối tượng nghiện rượu sau khi tiêu thụ sau một thời gian dài. Ban đầu là các cơn đau đột ngột, dữ dội; sau đó, các cơn rút ngắn khoảng cách và cũng giảm dần về mức độ đau, người bệnh đau âm ỉ kéo dài kèm suy kiệt do không hấp thu được dinh dưỡng.
Khoảng 10 - 15% bệnh nhân cường cận giáp phát triển viêm tụy. Ở vùng nhiệt đới châu Phi và châu Á, viêm tụy vùng nhiệt đới có liên quan một phần với suy dinh dưỡng, là nguyên nhân phổ biến của viêm tụy mạn tính. Khoảng 10- 20% các trường hợp là tự phát. Tắc nghẽn tụy do chít hẹp, sỏi có thể dẫn đến viêm tụy tắc nghẽn mạn tính. Những trường hợp hiếm của viêm tụy mạn tự miễn đáp ứng với các corticosteroid đã được ghi nhận. Gần đây, gen đột biến trypsinogen cho viêm tụy di truyền, được di truyền theo kiểu di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường với phần trăm khác nhau, đã được xác định trên nhiễm sắc thể số 7. Ethanol được cho là nguyên nhân tiết các protein tụy không hòa tan gây calci hóa và nghẽn ống tụy. Xơ hóa tiến triển và phá hủy mô tuyến đang hoạt động sẽ xảy ra sau đó.

Trong nhóm nguyên nhân độc chất và chuyển hóa, còn có yếu tố viêm tụy mạn do hút thuốc lá, tăng calci máu, tăng lipid máu, suy thận mạn hay dùng các loại thuốc.

Tương tự như viêm tụy cấp, viêm tụy mạn cũng có thể là hệ quả của sự tắc nghẽn kéo dài như tắc nghẽn ống tụy mật, dị dạng phôi thai tụy đôi, rối loạn cơ vòng Oddi, nang tá tràng trước nhú. Bên cạnh đó, bệnh lý này còn là di chứng sau viêm tụy cấp hoại tử, viêm tụy do bệnh lý mạch máu, thiếu máu cục bộ tại tụy.

3. Triệu chứng của viêm tụy mạn như thế nào?
Những đợt tái phát, hoặc dai dẳng của đau vùng thượng vị, và phần tư bụng trên bên trái lan tới vùng lưng trên bên trái là điển hình
Giống như viêm tụy cấp, tổn thương tụy mạn tính cũng đặc trưng bởi tình trạng đau bụng. Tuy nhiên, người bệnh có quá trình đau kéo dài tại thượng vị hay đôi khi chỉ là cảm giác căng tức. Cơn đau thường tăng lên rõ rệt vào mỗi bữa ăn hoặc khi có uống rượu. Đau lan xuyên ra sau lưng hoặc ra một nửa phần bụng trên, thỉnh thoảng lan xuống nửa dưới. Để hạn chế đau, người bệnh thường bất động trong tư thế khum người như ngồi cúi ra trước hoặc nằm co chân, rất hạn chế nằm ngửa hay ưỡn người vì sẽ khiến đau nhiều hơn.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng thường buồn nôn, nôn ói, chán ăn, ăn uống rất kém. Hệ quả là họ bị sụt cân liên tục đến mức suy kiệt. Nguyên nhân sụt cân phần lớn do ăn ít vì sợ đau bụng tăng lên hơn, một phần khác do kém hấp thu và đái tháo đường không kiểm soát.

Điểm khác biệt của viêm tụy cấp so với viêm tụy mạn là sự biểu hiện rõ ràng của suy giảm chức năng nội tiết và ngoại tiết của tụy.  Đối với chức năng ngoại tiết, do tụy không còn bài tiết được các men tiêu hóa nên thực phẩm ăn vào không được tiêu thụ, người bệnh bị tiêu chảy kéo dài. Đặc trưng bệnh lý tuyến tụy là tiêu phân mỡ với váng mỡ nổi trên mặt nước bồn cầu, mùi tanh hôi. Biểu hiện này xuất hiện ở giai đoạn muộn của bệnh khi lượng men tiết ra đã giảm chỉ còn 10% so với bình thường.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể có các triệu chứng khác như vàng da do tụy chèn ép ống mật chủ, báng bụng hoặc tràn dịch màng phổi do rò dịch tụy từ ống tụy hoặc nang giả tụy, nốt đau ở chân do hoại tử mỡ, viêm đa khớp ở bàn tay (hiếm gặp)...

4. Viêm tụy mạn nguy hiểm như thế nào?
Do là một cơ quan vừa nội tiết, vừa ngoại tiết, tổn thương trong viêm tụy mạn khó hồi phục lại như ban đầu, chức năng không còn được đảm bảo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể. Người bệnh không sử dụng được phân tử đường trong chuyển hóa tế bào nên bị tăng đường huyết. Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng từ thức ăn cũng không được phân giải và hấp thụ nên bệnh nhân nhanh chóng sụt cân, suy kiệt.

Ngoài ra, viêm tụy mạn cũng có thể gây ra các biến chứng thực thể như hình thành nang giả tụy với kích thước lớn và không tự thoái lui, bị rò dịch tụy nên gây báng bụng dịch tụy hoặc dễ tạo lập huyết khối trong tĩnh mạch lách, tĩnh mạch chủ dưới trong khi cũng dễ bị xuất huyết dãn tĩnh mạch...

Đặc biệt, viêm tụy mạn tính kéo dài cũng là một yếu tố nguy cơ của ung thư tụy, với thời gian sống còn khá ngắn cho dù phát hiện sớm và tích cực điều trị triệt căn từ đầu.

5. Cách điều trị khi bị viêm tụy mạn
Đóng vai trò cốt lõi trong điều trị viêm tụy mạn là phải ngưng rượu bia, ngưng thuốc lá càng sớm càng tốt. Chỉ khi làm được như vậy thì mới có thể bảo tồn được phần nào nhu mô tụy còn lại.

Song song đó, người bệnh cần tuân thủ theo một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Trong đó, thức ăn cần được chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày nhằm tránh áp lực đòi hỏi lượng nhiều men tụy cùng lúc. Chú ý tránh chất béo hay thức ăn nhiều dầu mỡ. Lúc này, cũng cần theo dõi việc cung cấp và tiêu thụ các vitamin tan trong dầu, nhất là vitamin D, theo dõi mật độ xương. Cân nhắc việc bổ sung men tụy bằng các viên men không vỏ bọc để hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn.

Bên cạnh đó, cần chú ý điều trị giảm đau cho người bệnh, gián tiếp giúp họ tiêu thụ thức ăn tốt hơn, không hạn chế ăn uống chỉ vì lý do đau đớn. Loại thuốc giảm đau có thể dùng là acetaminophen, aspirin, các dẫn xuất á phiện cũng như các thuốc chống trầm cảm, giảm đau thần kinh. Tuy nhiên, trong các trường hợp dùng kéo dài, cần cân nhắc khả năng bị nghiện thuốc giảm đau.

Mặt khác, có thể xem xét về việc dùng octreotide lâu dài. Tác nhân này cũng có thể giảm đau do giảm tiết men tụy cũng như gián tiếp tác động thông qua giảm các hormone kích thích bài tiết dạ dày – ruột trong máu.

Đối với bệnh nhân bị đái tháo đường do tổn thương tụy, tiếp cận điều trị cũng giống như tiểu đường tuýp 1 nhưng lượng insulin cần dùng thường thấp hơn. Lý do là vì các đối tượng này có nguy cơ bị hạ đường huyết cao hơn. Tuy nhiên, việc phòng tránh các biến chứng cấp và mạn của đái tháo đường cũng tương tự bệnh lý đái tháo đường thông thường.

Cuối cùng, chỉ định can thiệp ngoại khoa cần cân nhắc sớm trong các trường hợp viêm tụy do tắc nghẽn, giúp bảo tồn phần nào nhu mô tụy lành lặn còn lại. Các thủ thuật qua nội soi có thể dẫn lưu ống tụy để giảm tắc nghẽn, bằng cách lấy sỏi ống tụy, đặt stent ống tụy hay cắt cơ vòng ống tụy để vừa đặt stent, vừa để lấy sỏi ống tụy. Có thể chuyển sang phẫu thuật khi các biện pháp trên thất bại.

Tóm lại, viêm tụy mạn là một bệnh lý mạn tính nặng nề trên đường tiêu hóa, ảnh hưởng sức khỏe người bệnh. Do chức năng của tuyến tụy nên đến nay vẫn chưa thể tái lập hoàn toàn bằng nhân tạo được. Tuy nhiên, có kiến thức để đề phòng bệnh lý này, phát hiện và tích cực điều trị ngay từ đầu sẽ phần nào thuyên giảm được những tác động nặng nề mà bệnh gây ra.
(Nguồn BV Vinmec Hạ Long)

Tìm Hiểu Bệnh Parkinson

Parkinson là một bệnh thoái hoá mạn tính tiến triển, thường thấy ở người cao tuổi (trung bình từ 55-60), xu hướng bệnh tăng lên do tuổi thọ trung bình tăng.

Bệnh Parkinson là gì ?
Bệnh Parkinson là một bệnh do thoái hóa hệ thần kinh gây ra, biểu hiện đặc trưng bằng các cử động bị chậm chạp, cứng đờ, run và rối loạn về thăng bằng. Bác sỹ người Anh James Parkinson là người đầu tiên mô tả bệnh này vào năm 1817. Hơn 100 ngàn người Canada, một triệu người Mỹ và 6 triệu người trên thế giới bị mắc căn bệnh gây tàn phế này. Hầu hết những người mắc bệnh là trên 55 tuổi. Nhưng bệnh cũng thấy có ở những người trẻ tuổi. Người ta bị bệnh Parkinson là do bị mất các tế bào não có khả năng sản sinh chất dopamine. Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh, có tác dụng hóa học trong quá trình dẫn truyền tín hiệu giữa các sợi thần kinh trong một số bộ phận trong não. Dopamine giúp làm cho các cử động của cơ thể chúng ta trở nên dễ dàng hơn, thiếu dopamine sẽ làm cho các cử động của cơ thể bị chậm lại, còn gọi là chứng chậm vận động, chứng chậm vận động là một trong các triệu chứng chính của bệnh Parkinson. Mặc dù bệnh Parkinson có thể là một bệnh phức tạp, gây ra nhiều hệ lụy cho cuộc sống của chúng ta, nhưng bệnh vẫn có thể điều trị tốt được, nhờ dùng thuốc đúng đắn, vật lý trị liệu, và các phương pháp trợ giúp khác. Bệnh Parkinson không điều trị khỏi hẳn được, nhưng các bạn có thể chung sống với bệnh trong nhiều năm.
Nguyên nhân của bệnh Parkinson là gì?
Người ta vẫn chưa biết được căn nguyên chính xác của bệnh Parkinson. Hiện tại, hầu hết các chuyên gia vẫn tin rằng Parkinson là do tương tác giữa các yếu tố của môi trường bên ngoài với tính mẫn cảm di truyền của cơ thể. Người ta đã phát hiện ra được rất nhiều các khiếm khuyết về gen gây ra bệnh Parkinson, điều này giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về bệnh Parkinson. Tuy nhiên, đại đa số các trường hợp bị Parkinson vẫn chỉ là xảy ra lác đác, không có tính di truyền. Nhưng đối với những bệnh nhân bị thể bệnh Parkinson xuất hiện kiểu ngẫu nhiên như vậy, thì những người bà con trực tiếp của bệnh nhâncũng sẽ có nguy cơ cũng bị bệnh tương đối cao hơn so với người ở gia đình bình thường.

Triệu chứng bệnh Parkinson
Bệnh nhân bị bệnh Parkinson có một số biểu hiện, dấu hiệu bệnh như sau:
  • Tính cách thay đổi: Do bộ não thường chịu trách nhiệm về suy nghĩ, hành động, nhìn nhận và phản ứng với tình huống, nên bất kỳ thay đổi nào trong tính cách cũng là nguyên nhân sớm của bệnh Parkinson.
  • Phối hợp các hoạt động chậm chạp: đây là một trong những dấu hiệu rõ rệt nhất của bệnh Parkinson khi mới ở giai đoạn đầu. Với các biểu hiện như: bất kỳ thay đổi tư thế như quay đầu, quay người, cài khuy, buộc dây giày… được làm với tốc độ chậm, không rõ ràng.
  • Giảm cảm giác về mùi: ở giai đoạn đầu, bệnh Parkinson thường ảnh hưởng đến khứu giác của con người, làm cho bệnh nhân không có khả năng phân biết mùi của thực phẩm, tình trạng này ngày càng nặng nếu không được chũa trị kịp thời.
  • Các vấn đề về đường ruột: với các dấu hiệu như táo bón hoặc các vấn đề về tiêu hóa phổ biến, đặc biệt với người lớn tuổi.
  • Đau vai: bệnh đau vai kéo dài, kể cả khi có sự can thiệp của y tế như dùng thuốc mà không thuyên giảm là một trong những dấu hiệu của bệnh Parkinson.
  • Mệt mỏi: Biểu hiện mệt mỏi thường xuyên kèm với một trong những dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson sẽ là nguy cơ cao của .
  • Có một số thay đổi trong những thói quen sinh hoạt hàng ngày như: thay đổi chữ viết, giọng nói, tính khí thất thường.
  • Một số biểu hiện bệnh dễ dàng gặp phải như: run nhẹ khi bệnh đã tiến triển, gặp vấn đề khi di chuyển, rối loạn giấc ngủ, liệt cơ mặt, ngất xỉu, mất sự cân bằng.
Trong bệnh Parkinson, chưa có xét nghiệm đặc hiệu cho bệnh Parkinson. Tuy nhiên các xét nghiệm giúp cho chẩn đoán nguyên nhân gây các hội chứng parkinson.

Các giai đoạn tiến triển của bệnh Parkinson:
  • Giai đoạn 1: Có các dấu hiệu ở 1 bên cơ thể, bệnh nhân vẫn tự chủ trong các sinh hoạt.
  • Giai đoạn 2: có các dấu hiệu ở hai bên nhưng không bị mất thăng bằng.
  • Giai đoạn 3: có triệu chứng cả 2 bên cơ thể có mất thăng bằng nhưng bệnh nhân vẫn tự chủ được trong hoạt động tuy có bị hạn chế.
  • Giai đoạn 4: bị suy giảm chức năng nặng nhưng vẫn có thể đi đứng được cần sự hỗ trợ một phần.
  • Giai đoạn 5: bệnh nhân phải ngồi xe lăn hoặc nằm tại giường, không còn tự chủ được.
Tai biến, biến chứng hay gặp bởi bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson là bệnh mạn tính tiến triển nặng dần, ngoài các tác dụng phụ của các thuốc điều trị ở trên còn gặp các tai biến, biến chứng sau:
  • Suy mòn, suy kiệt do chức năng đường ruột kém, bệnh nhân run nhiều mất năng lượng.
  • Thiếu vitamin D nên dễ gây loãng xương do tình trạng ít vận động.
  • Dễ bị ngã do mất thăng bằng, kết hợp với loãng xương vì vậy nguy cơ gãy xương cao, nhất là gãy cổ xương đùi.
  • Bội nhiễm phổi hoặc viêm phổi nhất là giai đoạn nặng do bệnh nhân suy mòn kết hợp co cứng cơ nên mất khả năng ho khạc.
Phòng ngừa bệnh Parkinson
Các biện pháp phòng ngừa bệnh Parkinson như sau:
  • Tắm nắng thường xuyên để bổ sung đủ vitamin D cho cơ thể. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh Parkinson đều có nồng độ Vitamin D thấp.
  • Uống trà xanh hàng ngày có tác dụng ngăn không cho độc tố có thể giết chết tế bào thần kinh thâm nhập vào não.
  • Sử dụng cà phê hợp lý giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
  • Tránh xa môi trường độc hại, đặc biệt thuốc diệt trừ sâu…
  • Bổ sung nguồn dinh dưỡng từ những loại hoa quả giàu flavonoid.
  • Có chế độ tập thể dục khoa học.

Các cấp độ và xử trí điều trị bỏng

Khi bị bỏng do bất kỳ tác nhân nào, da là bộ phận thường bị tổn thương nhất, sau đó đến các lớp dưới da như cân, gân, cơ, xương, khớp, mạch máu, thần kinh... và một số cơ quan khác như đường hô hấp, ống tiêu hóa, mắt, bộ phận sinh dục...

Bỏng (hoặc gọi khác là phỏng), đây là tổn thương do tác dụng trực tiếp của các yếu tố vật lý như nhiệt, bức xạ, điện và hóa chất gây ra trên cơ thể. Vì vậy bỏng có nhiều loại khác nhau tùy theo tác nhân gây nên gồm bỏng do nhiệt, bỏng do điện, bỏng do hóa chất, bỏng do bức xạ; mỗi loại bỏng có tổn thương và đặc điểm lâm sàng riêng cần được lưu ý để chẩn đoán, điều trị phù hợp.

Các hình thái tổn thương:
Khi bị bỏng, các hình thái tổn thương thực thể xảy ra khá đa dạng. Hiện nay có nhiều cách phân loại và đặt tên các mức độ sâu của tổn thương bỏng căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng, biến đổi giải phẫu bệnh, diễn biến tại chỗ và quá trình tái tạo, phục hồi. Tuy có cách gọi khác nhau nhưng hình thái tổn thương thực thể và diễn biến bệnh lý đều có nhận định và mô tả thống nhất với các loại gồm: viêm cấp tính da do bỏng hay viêm vô khuẩn cấp tính, bỏng biểu bì, bỏng trung bì hay bỏng trung gian, bỏng toàn bộ lớp da, bỏng sâu các lớp dưới da.

Viêm cấp tính da do bỏng hay viêm vô khuẩn cấp tính (bổng cấp độ I): triệu chứng da khô, đỏ, phù nề, đau rát; tổn thương có khả năng khỏi sau 2 - 3 ngày, có thể thấy lớp sừng hóa khô và bong ra.

Bỏng biểu bì (thường gọi là bỏng độ II, hay bỏng độ nông II): Trên nền da viêm cấp tính có nốt phỏng chứa dịch màu vàng nhạt; đáy nốt phỏng màu vàng ánh, ướt, có dịch xuất tiết, đây là lớp tế bào mầm của biểu bì còn nguyên vẹn phần lớn. Tổn thương bỏng biểu bì sẽ tự tái tạo bằng sự phân bào của lớp tế bào mầm, trong khoảng 8 - 12 ngày nếu điều trị tốt sẽ khỏi, lên lớp da non.

Bỏng trung bì hay bỏng trung gian (còn gọi là bỏng độ II sâu, bỏng độ III, bỏng độ IIIA, bỏng độ III nông): Trường hợp này khó chẩn đoán chính xác ngay trong những lần khám đầu tiên. Triệu chứng lâm sàng thể hiện dưới các hình thức nốt phỏng vòm dày, dịch nốt phỏng đục, màu hồng; đáy nốt phỏng màu đỏ, tím sẫm hoặc trắng bệch hay màu xám; đám da bị hoại tử thường là hoại tử ướt. Thử cảm giác ở vùng bỏng ghi nhận vẫn còn một phần cảm giác đau. Dùng chất phát huỳnh quang như natri fluorescein dung dịch 20% tiêm 5 - 10ml vào tĩnh mạch và xem tổn thương bỏng dưới ánh sáng của đèn Wood trong phòng tối còn thấy có phát huỳnh quang vàng ánh rải rác ở nền nốt phỏng hoặc trên diện da hoại tử ướt. Bỏng trung bì diễn biến theo kiểu rụng hoại tử, tái tạo mô hạt có nhiểu đảo biểu mô rải rác mọc và phủ lên diện mô hạt hình thành sẹo bỏng. Thời gian tổn thương khỏi, thành sẹo khoảng 18 - 45 ngày phụ thuộc vào cách điều trị và số lượng các thành phần biểu mô còn nguyên vẹn. Nếu bị nhiễm khuẩn hoặc nằm đè lên vùng bỏng, bỏng trung bì sẽ chuyển thành bỏng sâu với các thành phần biểu mô bị hủy hoại thứ phát.

Bỏng toàn bộ lớp da (còn gọi là bỏng độ III, bỏng độ IIIB, bỏng độ III sâu, bỏng độ IV): với các lớp biểu bì, trung bì, hạ bì đều bị tổn thương. Triệu chứng lâm sàng thể hiện dưới hai hình thức là hoại tử ướt hoặc hoại tử khô. Hoại tử ướt hình thành khi nhiệt độ trong lớp da bị bỏng tới 50 - 58 độ C, da trắng bệch hoặc đỏ xám hay chỗ trắng, chỗ xám; sờ thấy mịn ướt, gồ cao hơn vùng lân cận; chung quanh là viền sung huyết, phù nề rộng; có trường hợp thấy cả nốt phỏng, lớp biểu bì bong ra, mất cảm giác; trường hợp hoại tử ướt có thể tiến triển thành viêm mủ, hóa lỏng tan rữa và rụng đi vào ngày 10 - 14 trở đi, dưới là lớp mỡ màu sẫm có dịch mủ; nếu chữa trị tốt và tình trạng toàn thân khá sẽ xuất hiện mô hạt; cần lưu ý khi bị hoại tử ướt các biến chứng nhiễm khuẩn phát sinh với tỉ lệ cao, đặc biệt là khi bỏng vôi tôi dễ bị nhiễm khuẩn mủ xanh, nhiễm khuẩn huyết. Hoại tử khô được hình thành khi nhiệt độ trong lớp da bị bỏng tới 65 - 70 độ C trở lên; da bỏng khô, chắc, màu đen hoặc đỏ hay vàng sẫm, qua đó có thể thấy rõ hình lưới tĩnh mạch ở dưới da; quanh đám hoại tử khô là một viền hẹp da màu đỏ, nhìn kỹ thấy hoại tử như lõm xuống, sờ cứng và thô ráp, da hoại tử khô có thể bị nhăn nhúm hoặc nức nẻ, mất cảm giác.

Bỏng sâu các lớp dưới da (còn gọi là bỏng độ III, bỏng độ III sâu, bỏng độ IV sâu dưới lớp cân, bỏng độ IV, bỏng độ V, bỏng độ VI, bỏng độ VII): Có nhà khoa học phân loại gọi độ IV nhưng lại chia làm IV A tới lớp mỡ và IV B tới cân cơ, IV C tới xương khớp. Ở loại bỏng này thì tổn thương bỏng lan sâu tới cơ, gân, xương, khớp, tạng... Lớp cơ hoại tử bỏng màu xám hoặc vàng nhạt như thịt luộc, thịt thui, cắt không thấy chảy máu, thớ cơ co lại. Những ngày đầu có thể thấy khối cơ bình thường nhưng những ngày sau đó cơ bị hoại tử thứ phát. Các xương ở nông như ở hộp sọ, trán, xương chày, vùng mắt cá, vùng khớp khuỷu và gối... thường dễ bị bỏng. Khi bao khớp bị hoại tử thì dẫn đến hình thành lỗ rò khớp, viêm mủ cấp khớp. Bỏng sâu toàn bộ các lớp của hộp sọ có thể gây ápxe ở màng não, dưới xương sọ là não đã bị hoại tử.

Xác định và xử trí điều trị bỏng
Bỏng được xác định khi tổn thương bỏng chiếm 10 - 15% diện tích cơ thể trở lên hoặc khi có bỏng sâu chiếm 3 - 5% diện tích cơ thể trở lên, tổn thương bỏng gây rối loạn chức năng toàn thân và các biến đổi bệnh lý xuất hiện có tính chất quy luật trong quá trình từ khi bị bỏng đến khi khỏi hoặc tử vong. Những trạng thái bệnh lý của bỏng gồm: sốc bỏng, nhiễm độc cấp tính bỏng, nhiễm khuẩn bỏng, suy mòn bỏng. Bỏng chia làm 4 thời kỳ, thời kỳ thứ nhất từ ngày đầu đến ngày thứ 2, thứ 3 sau bỏng; thời kỳ thứ hai từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 45 - 60 sau bỏng; thời kỳ thứ ba từ sau ngày thứ 45 - 60 đến khi diện bỏng sâu được phục hồi bằng cách ghép da, liền sẹo; thời kỳ thứ tư là thời kỳ dưỡng bệnh.

Việc điều trị bỏng được thực hiện tùy thuộc vào trạng thái bệnh lý của bỏng và các thời kỳ diễn biến của bệnh đã được nêu ở trên. Thời kỳ đầu thường gặp sốc bỏng. Thời kỳ thứ hai và thứ ba thường gặp hội chứng nhiễm độc bỏng cấp tính, biến chứng nhiễm khuẩn, sốc nhiễm khuẩn, thiếu máu, suy giảm các chức năng miễn dịch đề kháng, rối loạn bệnh lý tiêu hóa... Thời kỳ thứ tư tiến hành các phương pháp dưỡng bệnh để phục hồi.

Khi bị bỏng, cần tìm mọi cách để sớm loại trừ tác nhân gây bỏng như dập lửa, cắt cầu dao điện... Ngay sau khi bị bỏng, cần ngâm vùng bị bỏng vào nước lạnh 16 - 20 độ C hoặc cho vòi nước chảy qua khoảng 20 - 30 phút; nếu chậm ngâm lạnh sẽ ít có tác dụng trong xử trí ban đầu. Trường hợp bỏng do hóa chất phải rửa sạch hóa chất bằng nước và chất trung hòa. Lưu ý nên băng ép vừa phải các vết thương bỏng để hạn chế phù nề và thoát dịch huyết tương, cho nạn nhân uống nước chè nóng, nước có đường, nước có muối với tỉ lệ natri carbonate 5g, muối ăn 5,5g pha trong 1.000ml nước, thuốc giảm đau; cần ủ ấm khi trời rét. Vận chuyển nạn nhân nhẹ nhàng, tránh va chạm gây thêm đau đớn. Khi cấp cứu người bị bỏng điện, phải cắt nguồn điện, thảo bỏ cầu chì, dùng que gỗ khô gỡ dây điện ra khỏi người bị nạn, tìm cách kéo vào tóc hoặc quần áo đưa người bị nạn ra khỏi vùng nguy hiểm; sau đó phải làm ngay hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực, hà hơi thổi ngạt tại chỗ để hoàn thành sơ cứu rồi mới chuyển nạn nhân đi cấp cứu; tiêm thuốc trợ tim, thuốc kích thích hô hấp; khi nạn nhân tự thở được và tim đập trở lại mới băng vết bỏng, làm giảm đau rồi sau đó chuyển đến bệnh viện nơi gần nhất để điều trị. Đối với bỏng mắt, cần xử trí kịp thời để bảo vệ mắt; ngay sau khi bị bỏng phải rửa mắt nhiều lần bằng nước lạnh sạch, vô khuẩn và gửi đến bệnh viện chuyên khoa mắt.

Bệnh tế bào thần kinh vận động

Tổng quan về bệnh Tế bào thần kinh vận động
Tế bào thần kinh vận động
là một loại tế bào thần kinh mà thân tế bào nằm ở vỏ não vận động, thân não hoặc tủy sống, và các sợi trục hướng về tủy sống hoặc bên ngoài tủy sống để điều khiển các cơ quan, chủ yếu là cơ và các tuyến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. 
Rối loạn thần kinh vận động là một nhóm bệnh có nguyên nhân là sự thoái hóa của các tế bào thần kinh vận động. Người bệnh sẽ dần dần cảm thấy khó khăn trong các hoạt động bình thường như nói, đi bộ, hít thở và nuốt. Nhóm bệnh lý này đặc trưng bằng sự yếu của các cơ được chi phối mà không có sự thay đổi cảm giác.

Bệnh tế bào thần kinh vận động ở người lớn thường bắt đầu ở lứa tuổi từ 30 - 60 tuổi và thường đi kèm sự thoái hóa của các tế bào sừng trước tủy sống, nhân vận động của các dây thần kinh sọ thấp, đường dẫn truyền vỏ não tủy sống và vỏ não hành tủy. Bệnh thường xảy ra đơn lẻ nhưng cũng có trường hợp có tính chất gia đình.

Phân loại: có 5 loại khác nhau dựa vào đặc điểm lâm sàng
  • Liệt hành tủy tiến triển: tổn thương hành tủy nổi bật do các quá trình bệnh tác động đầu tiên vào các nhân vận động của các dây thần kinh sọ.
  • Liệt giả hành tủy: các dấu hiệu tổn thương hành tủy nổi bật nhưng do tổn thương bó vỏ não hành tủy hai bên và gây rối loạn chức năng của tế bào thần kinh vận động trung ương.
  • Teo cơ tiến triển do tủy: được đặc trưng bằng tổn thương tế bào thần kinh vận động ngoại biên ở chi do thoái hóa tế bào sừng trước của tủy sống.
  • Xơ cứng cột bên nguyên phát: chỉ tổn thương tế bào thần kinh vận động trung ương ở chi.
  • Xơ cứng cột bên teo cơ: tổn thương hỗn hợp tế bào thần kinh vận động trung ương và ngoại biên ở chi. Rối loạn này đôi khi có trong chứng sa sút trí tuệ và bệnh Parkinson.
Các bệnh phổ biến nhất trong nhóm bệnh này bao gồm: xơ cứng cột bên teo cơ, teo cơ tủy, teo cơ cột sống.
Các rối loạn gặp ở trẻ em là bệnh Werdnig - Hoffman và hội chứng Kugelberg Welander.
Bệnh tiến triển và thường tử vong trong vòng 3 - 5 năm, nguyên nhân tử vong thường gặp nhất là do viêm phổi. Bệnh nhân có tổn thương hành tủy thường có tiên lượng rất xấu.

Nguyên nhân bệnh Tế bào thần kinh vận động
Bệnh tế bào thần kinh vận động có thể do tổn thương dây thần kinh vận động: một dây hay nhiều dây, hay tổn thương tại tuỷ sống.
Nguyên nhân của bệnh cũng rất đa dạng, vì vậy việc đánh giá nguyên nhân là vô cùng cần thiết để tiên lượng và điều trị.
Các nguyên nhân gây ra bệnh lý tế bào thần kinh vận động là:
  • Bệnh lý tự miễn
  • Viêm hoặc nhiễm trùng
  • Bệnh lý nội tiết
  • Bệnh lý chuyển hóa
  • Một dạng xơ cứng cột bên teo cơ gia đình do di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường liên quan đến đột biến ở gen lưỡng đột biến đồng - kẽm superoxydase ở cánh tay dài của nhiễm sắc thể 21.
  • Bệnh hành tủy liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính X do có sự lặp lại của mã bộ ba ở gen tổng hợp thụ thể androgen và có tiên lượng lành tính hơn so với các dạng bệnh lý tế bào thần kinh vận động khác.
  • Bệnh teo cơ tủy ở trẻ vị thành niên do thiếu hụt hexosaminidase với các bất thường trên sinh thiết trực tràng và giảm hexosaminidase A ở huyết thanh và bạch cầu.
  • Các hội chứng thuần túy vận động tương tự bệnh tế bào thần kinh vận động cũng có thể xảy ra trong bệnh gamma đơn dòng hoặc các bệnh thần kinh vận động đa ổ với tắc nghẽn dẫn truyền.
  • Bệnh tế bào thần kinh vận động cũng có thể gặp trong bệnh Hodgkin và tiên lượng tương đối lành tính.
Triệu chứng bệnh Tế bào thần kinh vận động
  • Khó nhai, khó nuốt, ho, khó thở và nói khó xảy ra trong tổn thương hành tủy.
  • Trong liệt hành tủy tiến triển: lưỡi gà sa xuống, giảm phản xạ nôn, ứ đọng nước bọt ở họng, ho, lưỡi yếu có nhiều nếp nhăn.
  • Trong liệt giả hành tủy: lưỡi nhỏ và co làm cho người bệnh không thể đưa nhanh lưỡi sang hai bên.
  • Chi bị ảnh hưởng đặc trưng bằng các rối loạn vận động (yếu cơ, cứng cơ, giảm trương lực cơ, co cơ cục bộ) phản ánh rối loạn tế bào thần kinh vận động trung ương hoặc ngoại biên.
  • Không có rối loạn cảm giác khách quan mặc dù bệnh nhân có thể có cảm giác kiến bò.
  • Cơ tròn nhìn chung không rối loạn.
Đường lây truyền bệnh Tế bào thần kinh vận động
Bệnh tế bào thần kinh vận động không phải là bệnh truyền nhiễm nên không có khả năng lây truyền cho người khác qua tiếp xúc thông thường.

Đối tượng nguy cơ bệnh Tế bào thần kinh vận động
Các yếu tố nguy cơ có liên quan đến bệnh tế bào thần kinh vận động bao gồm:
  • Di truyền: ở Mỹ, khoảng 1/10 các trường hợp xơ cứng cột bên teo cơ là do di truyền. Teo cơ tủy cũng là một bệnh lý di truyền
  • Tuổi tác: sau 40 tuổi, nguy cơ mắc bệnh tế bào thần kinh vận động tăng cao đáng kể. Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ thường gặp ở lứa tuổi từ 55-75 tuổi.
  • Giới tính: nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.
  • Một vài chuyên gia cho rằng việc luyện tập quân sự có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy những vận động viên bóng đá chuyên nghiệp có nguy cơ tử vong vì bệnh xơ cứng cột bên teo cơ, bệnh Alzheimer và những bệnh lý thoái hóa thần kinh khác. Điều này có thể do tình trạng chấn thương đầu nhiều lần và các bệnh lý thần kinh.
Phòng ngừa bệnh Tế bào thần kinh vận động
Không có biện pháp nào có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh tế bào thần kinh vận động.
Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều trái cây có màu tươi sáng (màu vàng, đỏ, cam) và rau xanh có thể giúp phòng ngừa bệnh xơ cứng teo cơ một bên.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Tế bào thần kinh vận động
Chẩn đoán bằng cách hỏi bệnh sử, khám thực thể và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
Xét nghiệm để xác định chẩn đoán:
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Điện cơ đồ (EMG)
  • Điện cơ có thể chỉ ra các thay đổi gián đoạn từng phần mạn tính của dây thần kinh, với hoạt động bất thường tự phát khi cơ ở trạng thái nghỉ và giảm số lượng các đơn vị hoạt động khi có vận động hữu ý. Ở bệnh nhân nghi ngờ teo cơ tủy hoặc xơ cứng cột bên teo cơ không nên chẩn đoán xác định khi không tìm thấy các thay đổi như trên ở ít nhất ba ngọn chi.
  • Tốc độ dẫn truyền vận động thường là bình thường nhưng có thể giảm nhẹ, và dẫn truyền cảm giác cũng bình thường.
  • Sinh thiết cơ bị giảm trương lực thấy có sự đứt đoạn của dây thần kinh trên kiểm tra mô học.
  • Xét nghiệm máu: nồng độ creatinin kinase có thể tăng nhẹ nhưng không bao giờ tăng cao như ở một số bệnh loạn dưỡng cơ.
  • Xét nghiệm dịch não tủy: bình thường.
Các biện pháp điều trị bệnh Tế bào thần kinh vận động
Các bệnh nằm trong rối loạn này chưa có biện pháp điều trị cụ thể. Phương pháp điều trị chủ yếu là hỗ trợ và phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, ở giai đoạn cuối của bệnh mục đích của điều trị là giữ cho bệnh nhân ở mức dễ chịu nhất có thể.

Điều trị nội khoa:
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Điều trị triệu chứng và các điều trị hỗ trợ bao gồm:
  • Dùng các thuốc kháng cholinergic (như trihexyphenidyl, amitriptylin, hoặc atropin) nếu có chảy nước bọt
  • Dùng nẹp hoặc nạng giúp cho việc đi lại
  • Vật lý trị liệu để ngăn chặn sự co rút
  • Co cứng có thể giảm khi dùng baclofen hoặc diazepam
  • Chế độ ăn loãng hoặc dùng ống thông đặt qua mũi vào dạ dày là cần thiết nếu khó nuốt nặng nề.
Điều trị ngoại khoa:
  • Phẫu thuật mở dạ dày hoặc cắt cơ sụn nhẫn gấp đôi khi phải thực hiện ở các trường hợp tổn thương hành tủy nặng
  • Phẫu thuật mở khí quản có thể là cần thiết nếu các cơ hô hấp bị tác động nặng.

Những ai dễ mắc ung thư cổ tử cung?

Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong những bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở phụ nữ trên thế giới. Bệnh có thể được chữa khỏi nếu phát hiện bệnh sớm. Tuy nhiên phần lớn những người mắc bệnh không biết mình mắc bệnh do bệnh thường không có những dấu hiệu nổi bật.

Đối tượng dễ mắc UTCTC
Cổ tử cung của chị em phụ nữ được bao phủ bởi một lớp mô mỏng - lớp mô này được tạo thành từ các tế bào. UTCTC là do các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới này phát triển nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung.
Phụ nữ nên đi khám phụ khoa và làm các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung.
Hầu hết tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung là do nhiễm Human Papillomavirus (HPV). Có rất nhiều loại HPV, trong đó có một số loại virus có nguy cơ cao gây ra các bệnh như ung thư hậu môn, ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ và dương vật, ung thư đầu và cổ. Các loại HPV khác có thể gây ra mụn cóc sinh dục.

Các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm HPV: Nhiều bạn tình, bạn tình quan hệ tình dục với nhiều người khác. Quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên (dưới 18 tuổi). Cá nhân có tiền sử bị loạn sản cổ tử cung. Gia đình có tiền sử bị UTCTC. Hút thuốc lá. Bị mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), chẳng hạn như Chlamydia. Gặp các vấn đề về hệ thống miễn dịch.

Dấu hiệu nhận biết UTCTC
Xuất huyết âm đạo bất thường: mức độ xuất huyết ở âm đạo có thể khác nhau với mỗi người phụ nữ, điểm chung là tất cả đều không rõ nguyên nhân tại sao có hiện tượng ra máu.

Dịch âm đạo tiết ra bất thường: Trong trường hợp dịch âm đạo tiết ra nhiều bất thường, màu sắc lạ (màu vàng, xanh như mủ hoặc lẫn máu) và có mùi khó chịu... thì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh UTCTC giai đoạn đầu.

Tuy nhiên, những bệnh lý khác ở vùng kín như ung thư buồng trứng, viêm vòi trứng... cũng có thể gây ra những dấu hiệu bất thường ở dịch âm đạo. Vì vậy, bạn phải đi khám phụ khoa mới có thể xác định được nguyên nhân chính xác nhất.

Đau hoặc chảy máu sau khi quan hệ tình dục: Bình thường, thỉnh thoảng bạn có thể chảy máu sau khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nếu cảm giác đau và chảy máu sau khi quan hệ xảy ra thường xuyên thì đó có thể là một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn ở cơ quan sinh sản.

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: UTCTC sẽ tác động đến quá trình phát triển và rụng trứng cũng như sự cân bằng hormon trong cơ thể. Kết quả là chu kỳ kinh nguyệt của bạn không được bình thường như trước đây. Bạn có thể bị trễ kinh, kinh nguyệt kéo dài hoặc máu kinh nguyệt có màu đen sẫm...

Thay đổi thói quen đi tiểu: Đi tiểu thường xuyên, cần tiểu gấp có thể sẽ khiến bạn nghĩ tới các bệnh liên quan tới tiết niệu như: viêm bàng quang, nhiễm khuẩn đường tiết niệu... mà không nghĩ rằng UTCTC cũng có triệu chứng này.

Đau vùng xương chậu: Là một trong những dấu hiệu khả nghi nhất của UTCTC. Cơn đau này có thể do tế bào ung thư đã lan rộng tới xương chậu. Chị em cần đặc biệt chú ý nếu bị đau xương chậu mà không liên quan đến kỳ kinh. Đau khi quan hệ tình dục hoặc đau khi đi tiểu cũng là dấu hiệu cảnh báo của UTCTC.

Đau lưng: Bạn càng phải cảnh giác hơn nếu thấy cơn đau lan xuống chân và thậm chí gây ra sưng (phù) ở chân.

Thiếu máu: Có thể xảy ra với bệnh UTCTC vì số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh bị giảm và được thay thế bằng các bạch cầu để đẩy lùi bệnh. Thiếu máu thường khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng, giảm cân không rõ nguyên nhân và mất cảm giác ngon miệng.

Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại ung thư cổ tử cung có khả năng chữa trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm. Trong đó, sàng lọc UTCTC chính là chìa khóa để phát hiện và đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả. Chị em nên đi khám phụ khoa và tầm soát ung thư định kỳ hằng năm để phát hiện dấu hiệu bệnh sớm nhất có thể.
(Nguồn: Sức Khỏe Đời Sống)

5 loại ung thư di truyền cao, một người mắc cả nhà cần khám sớm

Ung thư là căn bệnh thuộc nhóm "bệnh hiểm nghèo" không có tính truyền nhiễm cao. Dù vậy, nó vẫn là một căn bệnh có tính di truyền. Nghĩa là nếu một người thân gần gũi như bố mẹ, anh em ruột mắc loại ung thư này thì khả năng người còn lại cũng có thể mắc bệnh.

Một ví dụ điển hình có thể nói đến một gia tộc vô cùng nổi tiếng của Trung Quốc thời cận đại đó là gia tộc họ Tống. Trong đó, bà Tống Mỹ Linh (vợ của Tưởng Giới Thạch) đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú khi 40 tuổi.

Đáng nói, trong gia đình nổi tiếng của bà có nhiều người cũng là nạn nhân của căn bệnh này. Cha mẹ của bà là ông Tống Gia Thụ, bà Nghê Quế Trân đã qua đời vì ung thư dạ dày. Sau đó, các chị em của bà bao gồm: Chị cả Tống Ái Linh, chị gái thứ 2 Tống Khánh Linh, em út Tống Tử Lương cũng đều vì bệnh ung thư mà chết.
3 chị em nhà họ Tống
Năm 2016, Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA) đã công bố một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Harvard (Mỹ) kết hợp với các nhà nghiên cứu Đan Mạch và Phần Lan. Kết quả cho thấy có ít nhất 22 loại ung thư có thể di truyền, nghĩa là truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong các gia đình. Mỗi loại ung thư lại có mức độ di truyền khác nhau,

5 loại ung thư này dễ di truyền nhất
Theo bác sĩ Xie Fang, phó khoa Ung bướu của Bệnh viện Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, có 5 loại ung thư dễ di truyền nhất đó là ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư gan và ung thư vòm họng.

Cụ thể như sau:

1. Ung thư gan
Theo bác sĩ Xie Fang, nếu cha mẹ được phát hiện mắc bệnh ung thư gan, con cái họ có thể là đối tượng cần phải phòng ngừa cẩn thận nhất bởi vì virus viêm gan B và C là nguyên nhân hàng đầu gây ra loại ung thư này. Trong khi đó, loại virus này có thể truyền nhiễm trong gia đình.

Các bác sĩ ung thư đề nghị rằng nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc ung thư gan, con cái nên đi kiểm tra chức năng gan toàn diện dù hiện tại có đang khỏe mạnh hay không.
Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc ung thư gan, con cái nên đi kiểm tra chức năng gan toàn diện
Ngoài ra, không nên ăn dưa cải lên men, sữa đậu nành, thực phẩm bị mốc, thực phẩm mọc mầm như giá đỗ và khoai tây nảy mầm... Nếu đột nhiên bạn giảm cân không rõ nguyên nhân, mắt thâm quầng, mệt mỏi thì nên đến bệnh viện để kiểm tra ung thư gan kịp thời.

2. Ung thư vú
Ung thư vú là loại ung thư có xu hướng di truyền rõ ràng, đặc biệt là khả năng di truyền giữa các thành viên gia đình ngay lập tức. Theo bác sĩ Xie Fang, nếu gia đình có mẹ bị ung thư vú thì con gái có nguy cơ mắc loại ung thư này cao gấp 2-3 lần so với những phụ nữ khác.

Những người phụ nữ có tiền sử gia đình mắc ung thư vú nên tự kiểm tra vú tại nhà từ năm 20 tuổi, đặc biệt là sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt. Nên tiến hành kiểm tra sức khỏe vú định kỳ. Ngoài ra, nhóm phụ nữ này nên sinh con sớm (trước 30 tuổi) và cho con bú. Ở tuổi mãn kinh, họ không nên sử dụng thuốc có chứa thành phần estrogen để giảm thiểu các yếu tố gây bệnh.

3. Ung thư vòm họng
Tỷ lệ mắc ung thư biểu mô vòm họng có khuynh hướng di truyền rõ ràng. Theo các bác sĩ ung thư: Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vòm họng nên thường xuyên kiểm tra virus Epstein - Barr.

Chế độ ăn uống cần chú ý để tránh ăn thực phẩm bảo quản (rau ngâm, cá muối) vì ăn thực phẩm bảo quản thường xuyên sẽ làm tăng tỷ lệ mắc ung thư vòm họng từ 2 đến 7 lần. Đồng thời, phải từ bỏ thuốc lá và tránh hút thuốc thụ động...

Nếu bạn bị chảy máu mũi thường xuyên, nổi hạch cổ không rõ nguyên nhân, tràn dịch tai giữa... thì hãy làm các xét nghiệm mũi họng càng sớm càng tốt.

4. Ung thư dạ dày
Bệnh ung thư dạ dày thật sự có tính di truyền rất cao. Nếu trong gia đình có ít nhất 2 người bị ung thư dạ dày, một trong số đó dưới 50 tuổi thì đó chính là ung thư dạ dày di truyền.

Các bác sĩ ung bướu cho rằng ung thư dạ dày có dấu hiệu ban đầu không rõ ràng, nên chỉ bằng cách nội soi dạ dày thường xuyên thì mới có thể phát hiện ung thư sớm.
Nếu trong gia đình có ít nhất 2 người bị ung thư dạ dày, một trong số đó dưới 50 tuổi thì đó chính là ung thư dạ dày di truyền.
Thành viên gia đình của những bệnh nhân này có thể ăn nhiều trái cây và rau quả tươi, vì lượng lớn vitamin C và vitamin E có thể ngăn ngừa sự hình thành các chất gây ung thư. Nếu bạn thường xuyên bị đau bụng trên, đầy bụng và giảm cân không rõ nguyên nhân, bạn nên đến bệnh viện sớm để chẩn đoán.

5. Ung thư ruột
20%-30% bệnh nhân ung thư ruột là do yếu tố di truyền, hầu hết được phát triển từ polyp đại tràng. Nếu cha mẹ bị ung thư đại trực tràng, con cái họ có nguy cơ mắc ung thư này cao hơn 50%.

Các bác sĩ ung thư đề nghị rằng nếu một thành viên trong gia đình bị mắc bệnh ung thư ruột thì tất cả thành viên còn lại đều phải đến bệnh viện để kiểm tra định kỳ mỗi năm.

Để phòng bệnh hiệu quả, tất cả các thành viên đều cần thay đổi thói quen ăn uống đó là: Hạn chế ăn đồ nhiều chất béo và giàu protein. Thường xuyên tập thể dục và duy trì giấc ngủ ngon.
Các bác sĩ ung thư đề nghị rằng nếu một thành viên trong gia đình bị mắc bệnh ung thư ruột thì tất cả thành viên còn lại đều phải đến bệnh viện để kiểm tra định kỳ mỗi năm.
Sau 45 tuổi, nội soi ruột cần được thực hiện đều đặn 1-3 năm/lần. Nếu phân của bạn xuất hiện máu, phân nhầy và gây đau bụng, bạn nên nhanh chóng xác định nguyên nhân.

Cuối cùng, ngoài di truyền, ung thư còn liên quan đến lối sống, môi trường và cảm xúc. Ngoài yếu tố di truyền, mỗi người đều cần phải có ý thức phòng chống bệnh tật trước khi tế bào ung thư tìm đến "tấn công" mình.
(Nguồn: docbao,vn)

Hai căn bệnh cực kỳ phổ biến và rất dễ phát triển thành ung thư

Có không ít loại bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất dễ tiến triển thành bệnh lý nghiêm trọng, thậm chí là ung thư.
Bệnh tật thường không chừa một ai, nhưng cũng không đến ngay như một thanh sắt rơi vào đầu bạn mà nó là một tiến trình đi theo lối sống từ chính những thói quen và hành động thường ngày. Nếu hằng ngày chúng ta thường xuyên theo dõi những dấu hiệu thay đổi của cơ thể để đi khám và điều trị kịp thời thì có thể ngăn ngừa được nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

Ngược lại, nếu chủ quan với bệnh tật, cho rằng những bệnh nhỏ không nghiêm trọng, không gây đau đớn thì sẽ rất dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn như hai căn bệnh dưới đây, ban đầu chỉ là những bệnh lý rất phổ biến và không khó để chữa trị, nhưng nếu chủ quan, bệnh rất dễ tiến triển sang giai đoạn khó chữa hơn, thậm chí thành ung thư ảnh hưởng đến tính mạng.

1. Gan nhiễm mỡ phát triển thành ung thư ganGan nhiễm mỡ là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng mỡ bị tích tụ quá nhiều trong gan. Ở người bình thường, lượng mỡ trong gan chỉ chiếm từ 2 - 4% trọng lượng của gan. Nhưng với bệnh nhân gan nhiễm mỡ, mỡ sẽ chiếm ít nhất từ 5-10% trọng lượng của gan. Gan nhiễm mỡ là một loại bệnh khá phổ biến mà rất nhiều người có thói quen coi thường vì cho rằng nó căn bản không gây ra mối đe dọa lớn cho cơ thể, cũng không gây đau đớn hay ngứa ngáy.
Gan nhiễm mỡ chia làm 2 loại, gan nhiễm mỡ đơn thuần và viêm gan nhiễm mỡ.
Nhưng cách nghĩ này là một sai lầm lớn, gan nhiễm mỡ nếu không được kiểm soát kịp thời nó sẽ dần phát triển thành ung thư gan thông qua các giai đoạn dưới đây:

Giai đoạn 1: Gan nhiễm mỡ chia làm 2 loại, gan nhiễm mỡ đơn thuần và viêm gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ đơn thuần, tức là tế bào gan có tích tụ mỡ, gan to lên có mỡ ở trong đó, gan không bị viêm, chức năng gan hoạt động gần như bình thường. Còn viêm gan nhiễm mỡ tức là cũng tích tụ mỡ nhưng gây ra tình trạng viêm gan (làm hư hoại tế bào gan).

Có rất nhiều người mắc gan nhiễm mỡ đơn thuần và hoàn toàn có thể kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sử dụng thuốc đặc trị.

Giai đoạn 2: Phát triển thành viêm gan nhiễm mỡNếu gan nhiễm mỡ đơn giản không được kiểm soát kịp thời, các chất béo trong gan sẽ tiếp tục tăng lên và lúc này gan sẽ trở thành "kho" dự trữ chất béo. Các chất béo đi vào cơ thể đều bao phủ xung quanh gan khiến gan không thể thực hiện chức năng hô hấp bình thường, dinh dưỡng cũng không được đưa đến gan. Tình trạng này sẽ gây ra viêm gan và viêm gan nhiễm mỡ.

Giai đoạn 3: Xơ gan
Gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển thành viêm gan nhiễm mỡ và xơ gan.
Tình trạng viêm gan nặng hơn sẽ kích thích sự phát triển của các mô sợi trong gan. Khi các sợi xơ càng nhiều, gan càng bị tổn thương, hoại tử tế bào gan, biến đổi cấu trúc gan, hình thành mô sẹo chai cứng dẫn tới bệnh lý xơ gan. Biểu hiện của bệnh xơ gan có thể là xuất huyết tiêu hóa, phù chân, trướng bụng, hôn mê gan,… Tỉ lệ tử vong có thể lên đến 85% trong vòng 5 năm nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng đắn.

Giai đoạn 4: Ung thư ganKhi tình trạng viêm gan, xơ gan không được điều trị, các tác nhân xấu tiếp tục tấn công gan dẫn đến hệ thống miễn dịch và các chức năng trong cơ thể sẽ biến đổi bất thường. Điều này làm suy giảm chức năng giám sát sự xuất hiện của khối u trong hệ thống miễn dịch, các tế bào đột biết không được loại bỏ dẫn đến ung thư gan.

Vậy làm thế nào để ngăn chặn tình trạng này?Khi biết mình mắc bệnh gan nhiễm mỡ, ngay lập tức cần thay đổi các thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Trường hợp cần thiết, người bệnh cần liên hệ bác sĩ để được tư vấn và kê đơn phù hợp tiến hành trị liệu kết hợp tái khám định kỳ để đề phòng gan nhiễm mỡ tiếp tục phát triển hình thành những bệnh lý nghiêm trọng hơn.

2. Viêm dạ dày phát triển thành ung thư dạ dàyTheo số liệu thống kê, có 80% người Trung Quốc mắc bệnh viêm dạ dày, trong đó có từ 50-80% người bị viêm dạ dày mãn tính. Viêm dạ dày phát triển thành ung thư dạ dày qua một quá trình khá chậm và thường trải qua 4 giai đoạn dưới đây:

Giai đoạn 1: Viêm dạ dày
Viêm dạ dày là bệnh rất phổ biến, các triệu chứng cũng khá nhẹ chủ yếu thể hiện chức năng tiêu hoá kém.
Viêm dạ dày là bệnh rất phổ biến, các triệu chứng cũng khá nhẹ chủ yếu thể hiện chức năng tiêu hoá kém. Từ giai đoạn này đến ung thư dạ dày là cả một khoảng cách rất xa.

Giai đoạn 2: Viêm teo niêm mạc dạ dàyNiêm mạc dạ dày thoái hoá và teo dần theo độ tuổi con người. Có 20% những bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính bị viêm teo niêm mạc dạ dày. Không phải cứ viêm teo niêm mạc dạ dày là sẽ bị ung thư dạ dày, nhưng trường hợp này thường có tỉ lệ ung thư dạ dày cao hơn người bình thường. Viêm teo niêm mạc dạ dày nếu được điều trị thích hợp sẽ không dẫn đến ung thư dạ dày.

Giai đoạn 3: Thay đổi cấu trúc dạ dày hay tiền ung thưViêm dạ dày thường xuyên tái phát sẽ ảnh hưởng tới việc hồi phục của niêm mạc dạ dày. Việc này sẽ làm sản sinh một số vi khuẩn bất thường trong đường ruột, trường hợp này được gọi là tổn thương tiền ung thư.

Giai đoạn 4: Ung thư dạ dày
Khi các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày trở nên bất thường đột biến và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần hay di căn qua hệ thống bạch huyết sẽ gây ra ung thư dạ dày.

Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng này?Ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến, có tiên lượng tốt và hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu điều trị kịp thời. Để ngăn ngừa viêm dạ dày phát triển thành ung thư dạ dày cần chú ý kiểm tra sức khoẻ định kỳ và duy trì một thói quen ăn uống tốt, tạo một môi trường tốt cho dạ dày.

Bệnh tiểu đường phụ thuộc Insulin

Bệnh tiểu đường có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào bởi nguyên nhân di truyền, lối sống ít vận động gia tăng béo phì, do ăn uống, ngồi xem tivi quá nhiều.

Ngày nay tiểu đường là căn bệnh khá phổ biến, trước đây người mắc bệnh đái tháo đường thường (hay gọi là Bệnh tiểu đường) ở độ tuổi sau 40, nhưng nay bệnh đã dần trẻ hóa, đặc biệt trẻ em 5-8 tuổi cũng có thể mắc. Theo hiệp hội nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, tình trạng này hiện đang gia tăng chóng mặt trên toàn thế giới. Nước ta là nước có người mắc bệnh cao nhất với tỉ lệ chiếm khoảng 5,4% dân số.

Bệnh tiểu đường xuất hiện khi cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hợp lý hoặc không sản xuất đáp ứng đủ liều lượng cần thiết. Insullin đóng vai trò chủ chốt trong việc cân bằng chỉ số đường trong máu. Khi glucose trong máu ở mứccao thì insulin sẽ ra hiệu cho cơ thể trữ lại lượng đường này ở gan. Lượng đường này sẽ không được tiết ra cho đến khi nồng độ đường trong máu giảm xuống, cụ thể như trong thời gian nghĩ giữa các bửa ăn hay những lúc cơ thể cần thêm năng lượng hỗ trợ hoặc hay có căng thẳng.

Có hai loại tiểu đường thường gặp là tiểu đường tuyp 1 và tiểu đường tuyp 2:
Tiểu đường tuyp 1:Là một bệnh lý tự miễn do cơ thể không còn khả năng sản xuất ra insulin nửa. Tiểu đường tuyp 1 xảy ra khi hệ miễn dịch phá hủy toàn bộ các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Tại sao lại gọi là phụ thuộc insulin vì ngay từ đầu bệnh nhân đã bị thiếu insulin hoàn toàn trong cơ thể, tuyến tụy không tiết đủ insulin hoặc do tế bào không sử dụng được insulin và phải điều trị bằng thuốc insulin ngay. Loại này thường xảy ra ở những người dưới 30 tuổi. Chính vì vậy bạn có thể hiểu vì sao có nhiều người trẻ tuổi vẫn phải tiêm thuốc insulin hàng ngày.

Tiểu đường tuyp 2:Do giảm sự đáp ứng của cơ thể với insulin (kháng insulin) do đó cơ thể bệnh nhân có thể sản xuất quá liều lượng insulin để gữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, việc sản xuất quá mức insulin khiến các tế bào tuyến tụy bị hỏng theo thời gian và sẽ khiến cho người bệnh lệ thuộc vào giải pháp điều trị bằng insulin. Độ tuổi mắc bệnh này thường là trên 40 tuổi, tuy nhiên hiện nay trong số các ca mắc bệnh thì có tới 10-15% người bị là trẻ em và thanh thiếu niên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bị nhiều như hiện nay là do béo phì, thừa cân, chế độ ăn nhiều chất đường bột, gia đình có người bị bệnh và di truyền cho các con.

Bệnh tiểu đường phụ thuộc INSULINBệnh tiểu đường phụ thuộc vào insulin (hay gọi là tiểu đường tuyp 1). Đây là căn bệnh tự miễn dịch mà tuyến tụy bị phá hủy không tự sản sinh ra insulin. Người mắc bệnh tiểu đường phụ thuộc vào insulin sẽ phải sống chung với bệnh suốt đời, có khoảng 15% người mắc bệnh tiểu đường tuyp 1 phần lớn là các trường hợp được chuẩn đoán là trẻ em, người trưởng thành.

Đối với tiểu đường tuyp 1, bệnh nhân phải tiêm insulin trong suốt thời gian sống chung với căn bệnh này. Loại bệnh tiểu đường này không thể phòng ngừa được, các giải pháp như tập thể dục, chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm xuất hiện . Các biến chứng thường gặp phải là tăng đường huyết do nhiễm ceton hoặc tăng áp lực thẩm thấu dẫn đến tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Những biến chứng tổn thương đến vi mạch thường xuất hiện sau vài năm mắc bệnh.

Triệu chứng bệnh tiểu đường phụ thuộc INSULIN:Thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều do dư lượng đường có trong máu.
  • Nhanh đói: Nếu lượng insulin không có để chuyển vào các tế bào thì các cơ quan sẽ không hoạt động được, điều này khiến cơn đói kéo dài ngay cả khi vừa mới ăn
  • Sụt cân nhanh chóng
  • Mệt mỏi
  • Mắt mờ: Do lượng đường huyết cao.
Các biến chứng bệnh tiểu đườngTiểu đường là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Đa phần người mắc bệnh lý này chỉ phát hiện ra khi xảy ra các biến chứng do đường máu tăng cao kéo dài gây ra tại các cơ quan như: tim, thận, mắt, thần kinh và mạch máu. Biến chứng đái tháo đường được chia làm hai loại chính: mãn tính và cấp tính.
Biến chứng mãn tính
Biến chứng mãn tính do tiểu đường xảy ra như một phần tất yếu trong quá trình phát triển của bệnh, đặc biệt ở những người không kiểm soát tốt đường huyết. Cơ thể bị rối loạn chuyển hóa chất đường, chất đạm và chất béo, từ đó làm suy giảm chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.

1. Biến chứng ở mắtĐường huyết cao khiến cho hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. Dần dần, thị lực của người mắc đái tháo đường sẽ bị suy giảm hoặc tệ hơn, có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài biến chứng gây tổn thương võng mạc, bệnh đái tháo đường còn gây ra bệnh glaucoma hay còn gọi là tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể.

2. Biến chứng thậnĐường trong máu cao gây tổn thương đến vi mạch máu trong thận, từ đó làm suy giảm chức năng lọc của thận, thậm chí suy thận. Điều trị đái tháo đường ngoài tác dụng kiểm soát đường huyết còn nhằm mục đích làm chậm tiến triển của suy thận. Nếu người bệnh đái tháo đường có kèm theo bệnh tăng huyết áp thì cần phải phối hợp thật tốt trong việc điều trị huyết áp và đái tháo đường vì có một số thuốc điều trị tăng huyết áp có tác dụng làm giảm sự tiến triển của bệnh thận do đái tháo đường.

3. Biến chứng tim mạchBệnh tim mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở người đái tháo đường. Huyết áp cao, cholesterol cao, glucose máu cao và các yếu tố nguy cơ khác góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.

Bệnh đái tháo đường làm gia tăng nguy cơ tai biến mạch máu não 1,5 – 2 lần, gia tăng nguy cơ bệnh mạch vành từ 2 – 4 lần và tăng nguy cơ viêm tắc động mạch chi dưới 5 – 10 lần.

4. Biến chứng thần kinhĐây là biến chứng xuất hiện sớm nhất và thường xuyên của bệnh đái tháo đường, bao gồm các cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi… Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương, và nhiều chức năng khác.

Ngoài ra, bệnh đái tháo đường gần như là một lời “tiên đoán” cho bệnh sa sút trí tuệ, với sự hiện diện của gene APOE4. Thậm chí, các vấn đề về giảm sự chú ý và trí nhớ có thể xảy ra ngay cả ở những người bệnh tiểu đường dưới 50 tuổi.

Biến chứng cấp tínhBiến chứng cấp tính của đái tháo đường có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng sau

1. Biến chứng hạ đường huyếtHạ đường huyết xảy ra khi nồng độ đường huyết trong máu dưới 3,6mmol/l và hầu hết bệnh nhân đái tháo đường đều bị hạ đường huyết. Kết quả là người bệnh có thể gặp các dấu hiệu như vã mồ hôi, mệt mỏi, nhịp tim tăng, đói cồn cào, bủn rủn chân tay, choáng… nặng hơn có thể lên cơn co giật và dần mất ý thức.

2. Biến chứng nhiễm toan ceton và hôn mê do nhiễm toan cetonNhiễm toan ceton là tình trạng nhiễm toan do tăng sản xuất và tích tụ các thể ceton trong máu xảy ra khi có thiếu insulin tương đối hoặc tuyệt đối, đi kèm theo tăng đường máu và mất nước. Nhiễm toan ceton nặng dẫn đến hôn mê nhiễm toan ceton. Nhiễm toan ceton chủ yếu gặp ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 hơn là đái tháo đường type 2.

3. Biến chứng tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường máuTăng áp lực thẩm thấu do tăng đường máu là tình trạng tăng áp lực thẩm thấu xảy ra do tăng đường máu rất cao kèm theo tình trạng mất nước nặng, không có nhiễm toan ceton hoặc nhiễm toan ceton rất nhẹ. Tăng áp lực thẩm thấu nặng dẫn đến hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường máu.

Tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường máu thường xảy ra nhiều hơn ở đái tháo đường týp 2 so với týp 1 với nồng độ đường huyết có thể lên đến hơn 40mmol/l (720mg/dL). Tình trạng này làm cho lượng nước bị thiếu hụt trầm trọng, từ đó làm gia tăng áp lực thẩm thấu trong máu có thể kèm theo nhiễm toan ceton hoặc là không. Các triệu chứng của bệnh cũng rất nghiêm trọng và đa dạng, có thể diễn tiến chậm dần với các biểu hiện không rõ ràng giống các dấu hiệu khi xuất hiện bệnh tiểu đường, như sút cân nhanh, đái nhiều, … Khi bệnh tiến triển ngày một nặng dần các triệu chứng sẽ trở nên “rầm rộ” hơn, bao gồm mắt lờ đờ, ngủ gà, yếu chi, co giật… nếu nặng có thể dẫn tới hôn mê.

Phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đườngĐể phòng ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường bạn cần thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh, kết hợp với các hoạt động rèn luyện thể dục – thể thao (vận động). Tuân thủ theo nguyên tắc TRÍ – DƯỠNG – THÂN – TÂM. Một số phương pháp có thể kể đến như:
Chế độ ăn uống khoa học: không ăn quá no, giảm đường và bột, tăng cường các thực phẩm tự nhiên (rau củ quả tươi), hạn chế dùng các thực phẩm chức năng, hạn chế các sản phẩm từ sữa/ thực phẩm có nguồn gốc động vật…
Theo dõi đường huyết thường xuyên
Luyện tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, tránh stress

6 Bước để có một hợp đồng bảo hiểm dù tài chính mức nào

Dù bạn đang có "điều kiện" hay chưa có điều kiện thì ít nhất cũng nên có một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ để an tâm về tài chính trước những rủi ro trong cuộc sống. Bạn đắn đo, chần chừ và bàn lùi việc tham gia bảo hiểm nhân thọ vì lý do tài chính eo hẹp, nhưng áp dụng 6 mẹo này thì dù tài chính eo hẹp đến mấy vẫn sẽ có một hợp đồng bảo hiểm phù hợp cho bạn.

Cân, đo, đong đếm khi quyết định mua một sản phẩm/dịch vụ là lẽ tất nhiên, đặc biệt là với những người eo hẹp về tài chính. Riêng bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm được thiết kế phù hợp cho tất cả mọi người từ thu nhập thấp đến thu nhập cao hay cả thu nhập bấp bênh vì mức phí được tích tiểu thành đại, được chia nhỏ từng kỳ nên với tài chính hạn chế bạn vẫn có thể tận dụng tối đa thêm các phương án này để dễ dàng duy trì được hợp đồng bảo hiểm.
1. Tham gia bảo hiểm sớm nhất có thể
Trái ngược với các sản phẩm khác, càng mua sau càng rẻ, riêng với bảo hiểm nhân thọ thì càng mua sớm càng rẻ. Vì mức phí bảo hiểm phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi và sức khỏe của người tham gia. Vậy tại sao bạn không tham gia sớm nhất có thể để chỉ phải bỏ một mức phí ít hơn. Nếu không có thể bạn sẽ rơi vào tình trạng từ tính mua nhưng chần chừ để lại sau, sang thời điểm cần mua thì phải trả mức phí cao rồi lại tiếc tiền nên không mua và rồi đến lúc bạn không thể mua được nữa. Vậy nên, càng tài chính eo hẹp bạn càng cần có bảo hiểm nhân thọ sớm để an tâm sự đảm bảo tài chính trước mọi rủi ro trong cuộc sống.

2. Tham gia cho cả gia đình trong một hợp đồng bảo hiểm
Một người có thể tham gia nhiều hợp đồng, nên có điều kiện kinh tế thì tốt nhất tham gia cho mỗi người ít nhất một hợp đồng. Nhưng may mắn rằng nhiều người vẫn có thể tham gia trên cùng một hợp đồng. Hãy tận dụng điều này để tham gia cho người trụ cột gia đình là cha hoặc mẹ và các thành viên còn lại có thêm những quyền lợi phù hợp. Tất nhiên sẽ không thể nào bằng mỗi người một hợp đồng nhưng nó giải quyết triệt để bài toán tiết kiệm khi tài chính eo hẹp mà vẫn đảm bảo cuộc sống.

3. Chọn sản phẩm cá nhân với mức tài chính phù hợp
Bạn nghĩ 1 năm dành 1 triệu - 2 triệu đồng cho bảo hiểm sẽ không có sản phẩm nào phù hợp? Đây là suy nghĩ sai lầm. Khi chưa có nhiều điều kiện thì hãy cân nhắc bảo vệ từng bước. Bởi, với 1.211.000 đồng/ năm (nam, 30-34 tuổi) bạn đã có một hợp đồng bảo hiểm với số tiền bảo hiểm 500 triệu đồng áp dụng cho mọi bệnh ung thư với gói sản phẩm FWD Sống khỏe – Bảo hiểm bệnh ung thư. Hay với 1,5 triệu đồng/ năm (nam, 35 tuổi) bạn đã có ngay gói sản phẩm hỗ trợ viện phí 150 triệu đồng (trong 1 năm) dùng cho điều trị y tế khi nằm viện.
"FWD Bảo hiểm hỗ trợ viện phí" giúp chi trả chi phí y tế khi nằm viện, với 4 kế hoạch để bạn lựa chọn
4. Chọn kỳ hạn đóng phí theo năm
Cũng giống như gửi tiết kiệm, bạn càng gửi số tiền lớn và kỳ hạn dài thì lãi suất càng cao. Với bảo hiểm nhân thọ bạn có thể linh hoạt chọn kỳ hạn đóng phí theo tháng, quý, nửa năm, năm nhưng gần như là càng chọn kỳ hạn dài thì số phí bạn phải đóng sẽ ít hơn so với kỳ hạn ngắn. Ví dụ, một sản phẩm bảo hiểm có mức phí một năm khoảng 9 triệu nhưng nếu đóng theo nửa năm bạn sẽ thanh toán khoảng 4,8 triệu cho 2 lần, nếu đóng theo quý bạn sẽ đóng khoảng 2,5 triệu/quý. Vì thế, hãy chọn kỳ hạn đóng phí theo năm để có được mức phí thấp hơn cả.

5. Chọn thời hạn đóng phí dài nhất có thể
Với mỗi sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, tùy vào thời điểm tham gia và kế hoạch trong tương lai, bạn có thể chọn thời hạn đóng phí phù hợp. Thông thường khách hàng tham gia đều muốn chọn thời hạn đóng phí ngắn. Nhưng nếu điều kiện tài chính hạn hẹp cách tốt nhất là chia nhỏ khoản tiền ra nhiều năm với thời hạn đóng phí dài để giảm bớt gánh nặng tài chính gia đình mà quyền lợi bảo hiểm vẫn được đảm bảo.

6. Tham gia sản phẩm bổ trợ
Có một vài đặc điểm rất hay của sản phẩm bổ sung mà rất ít người để ý là một sản phẩm chính có thể tham gia được rất nhiều sản phẩm bổ sung, mỗi một rủi ro lớn trong cuộc sống đều có một sản phẩm bổ sung để hỗ trợ tối đa nhu cầu tài chính và có thể tùy nhu cầu mà lựa chọn gói phù hợp, đặc biệt sản phẩm bổ sung này có mức phí rất thấp mà quyền lợi bảo hiểm rất cao. Vậy nên không có lý gì mà bạn lại không tham gia thêm sản phẩm bổ trợ cho cả gia đình.

Fwd sẵn sàng giúp bạn có một kế hoạch tài chính tốt nhất, phù hợp nhất với điều kiện của bạn. Hãy nhanh chóng tham khảo và lựa chọn cho mình một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Fwd tại đây nhé.

Lý do người Nhật Bản vẫn sống được thời gian dài sau khi mắc ung thư

Cách ăn uống của người Nhật Bản ít dùng gia vị có nguồn gốc hóa học, hạn chế đồ hộp nên có khả năng chống chọi với những căn bệnh nguy hiểm.
Tỷ lệ người nhiễm ung thư mới ở các nước tăng lên theo từng năm. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2018, có thêm 18 triệu ca ung thư trên toàn thế giới.

Những trường hợp nhiễm bệnh ngày càng trẻ hơn và khó cứu chữa. Tuy nhiên, vẫn còn một đất nước có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp và khả năng kéo dài thời gian sống sau khi bị phát hiện bệnh cao, đó là Nhật Bản.

Theo đó, tỷ lệ bệnh nhân ung thư ở nước này sống thêm từ 5 năm trở lên đạt 66%. Trong khi đó, con số tương tự ở Trung Quốc là 40%.

Theo các nhà nghiên cứu, kết quả trên có liên quan tới chế độ ăn của người dân Nhật:

Dùng chất tạo ngọt nguồn gốc tự nhiên
Người Nhật rất thích ăn món canh rong biển
Rất nhiều người Nhật thích sử dụng tảo bẹ để nấu nước dùng thay vì dùng muối và các loại chất hóa học tạo ngọt. Loại thực phẩm thiên nhiên này không chỉ đem lại vị ngọt thanh cho món ăn mà còn chứa nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể như chất xơ, sắt, canxi, i-ốt.

Nghiên cứu trên 270.000 người cho thấy, những người ăn nhiều muối sẽ tăng 68% nguy cơ ung thư dạ dày.

Hạn chế thực phẩm đóng hộp
Người Nhật thích ăn đồ tươi sống hơn các món đóng hộp
Những sản phẩm được bảo quản lâu chứa một lượng lớn nitrite, một trong những lý do gây ra nguy cơ ung thư. Đó là loại chất giúp ức chế vi khuẩn, giúp thực phẩm chế biến sẵn để được lâu hơn.

Tuy nhiên, nếu sử dụng lượng nitrite vượt mức cho phép có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, gây ra ung thư trực tràng, tuyến tụy, dạ dày.

Ở một số siêu thị đã hạn chế việc bán các sản phẩm đóng hộp. Người Nhật cũng nổi tiếng yêu thích ăn những món làm từ đồ tươi sống như sushi, sashimi.

Tỷ lệ ít và nhiều trong mỗi bữa
Bạn sẽ no sau khi ăn một bữa kiểu Nhật dù lượng đồ trong mỗi đĩa không nhiều.
Người Nhật đặc biệt quan tâm tới ẩm thực. Họ lựa chọn đồ có chất lượng tươi ngon, trình bày đẹp mắt.

Ngoài ra, yếu tố ít – nhiều cũng được cân nhắc kỹ lưỡng. Theo đó, lượng đồ ăn mỗi bữa có thể ít nhưng số lượng bữa nhiều hoặc trên bàn có nhiều món.

Nhật Bản được bao quanh bởi biển nên người dân có thể dễ dàng thưởng thức hải sản – món ăn giàu chất dinh dưỡng. Đó cũng là lý do khiến tỷ lệ béo phì ở Nhật thấp, tuổi thọ cao (trung bình trên 80 tuổi).

Ung thư tuyến giáp ngày càng trẻ hoá: Thấy 6 điểm bất thường này ở vùng cổ thì bạn nên đi khám ngay!

Những năm gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh tuyến giáp trên thế giới đang ngày càng tăng cao nên bạn cần chủ động nắm rõ một vài dấu hiệu đặc trưng của bệnh.

Tuyến giáp đóng một vai trò đặc biệt trong quá trình chuyển hóa chất nên khi nó gặp vấn đề thì sức khỏe của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng ít nhiều. Đặc biệt, trong vài năm trở lại đây, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư tuyến giáp trên thế giới đang ngày càng gia tăng. Điển hình như mới đây, thông tin nàng Mukbang Yang Soo Bin mắc ung thư tuyến giáp cũng khiến dân tình không khỏi bất ngờ và lo lắng về mối nguy hiểm của căn bệnh này.

Ung thư tuyến giáp là một căn bệnh bắt nguồn ở vùng cổ, đi kèm là những triệu chứng không rõ ràng nên khiến nhiều người dễ bị nhầm lẫn. Dưới đây là một vài điểm bất thường ở vùng cổ họng có thể ngầm cảnh báo bệnh ung thư tuyến giáp mà bạn không nên chủ quan bỏ qua.

Bị đau trong họng hoặc đau ở vùng cổĐây là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư tuyến giáp. Nhiều người còn có cảm giác đau tức, bó chặt ở vùng cổ, lan lên cả góc hàm, hay mang tai cùng bên do khối u phình to nên gây chèn ép và kích thích đám rối thần kinh cổ.

Bị khó nuốt, khó thở
Thực quản nằm ngay phía dưới khí quản nên khối u tuyến giáp cũng có thể tạo áp lực trực tiếp đến khu vực này, từ đó khiến bạn gặp phải tình trạng khó nuốt, mắc nghẹn khi nuốt… Bên cạnh đó, triệu chứng khó thở cũng sẽ xảy ra nhưng thường là khi tình trạng bệnh đã phát triển đến giai đoạn nguy hiểm. Khi khối u tuyến giáp phình to thì nó sẽ gây chèn ép lên khí quản và khiến người bệnh gặp phải hiện tượng khó thở.

Nổi hạch to ở cổ
Những nốt hạch to, mềm xuất hiện ở vùng cổ cũng là một dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư tuyến giáp mà bạn không nên chủ quan xem thường. Đặc biệt, nếu dấu hiệu này còn đi kèm với cảm giác đau rát, khó nuốt thức ăn… thì nên chủ động tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị cụ thể.

Sờ thấy có khối u ở cổ
Tuyến giáp nằm ở vị trí phía trước cổ nên rất dễ nhận ra những biểu hiện khác thường từ bộ phận này. Khi bạn sờ thấy có một khối u lớn ở trước cổ, hay dưới yết hầu mà kéo dài trong vài tuần không biến mất thì nên chủ động đi khám chuyên khoa ngay.

Ho lâu ngày không khỏi
Nhiều người thường chủ quan bỏ qua dấu hiệu này, nhưng nếu tình trạng ho dai dẳng lâu khỏi lại đi kèm với sốt, viêm, hay đờm thì bạn nên đi khám để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe hiện tại của mình.

Bị khàn giọngNhiều trường hợp mắc bệnh ung thư tuyến giáp là do khối u ác tính lan rộng ra ngoài tuyến giáp nên làm tổn thương dây thần kinh thanh quản, từ đó gây ảnh hưởng tới hộp thanh âm. Lúc này, bạn sẽ gặp phải hiện tượng khàn giọng, khó giao tiếp… Vì vậy, hãy chủ động đi khám bệnh từ sớm nếu không thấy tình trạng bệnh thuyên giảm để nắm rõ hơn về sức khỏe của mình.
(nguồn docbao,vn)

9 dấu hiệu ung thư máu ở trẻ, chỉ gặp 1 dấu hiệu đã cần chú ý

Ung thư máu là bệnh ung thư phổ biến ở trẻ em, chiếm 1/3 tổng số trường hợp mắc ung thư hàng năm ở trẻ em.

TS.BS Đỗ Huyền Nga, Phụ trách khoa Nội hệ tạo huyết, Bệnh viện K trung ương cho biết ung thư máu ở trẻ em có xu hướng tiến triển nhanh hơn sơ với người lớn.
TS.Bác sĩ Đỗ Huyền Nga, Phụ trách khoa Nội hệ tạo huyết


Giống các bệnh ung thư khác, bác sĩ Nga nhấn mạnh kết quả điều trị của bệnh ung thư máu ở trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện ra bệnh và mức độ nguy hiểm của bệnh. Phát hiện bệnh ung thư máu ở giai đoạn sớm thì càng có nhiều cơ hội chữa trị bệnh.

Vì vậy, bác sĩ Nga cho biết cha mẹ cần nhớ kỹ dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư máu để có thể xác định được sớm. Dù bệnh không có dấu hiệu điển hình. Tuy nhiên, khi gặp 1 trong 9 dấu hiệu này cha mẹ cần chú ý.

1. Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân
Trẻ có dấu hiệu sốt kéo dài không rõ nguyên nhân; trẻ bị ra mồ hôi nhiều, đặc biệt là vào ban đêm cha mẹ cần hết sức cảnh giác.

2. Xuất hiện các vết bầm tím trên da hoặc bị chảy máu mũi
Nếu trên người trẻ bỗng xuất hiện các vết bầm tím, hoặc vết ban đỏ không rõ nguyên nhân, hoặc trẻ bị chảy máu mũi thường xuyên thì rất có thể đây chính là biểu hiện ung thư máu ở trẻ em. Hiện tượng này xảy ra do khả năng đông máu kém do số lượng bạch cầu tăng cao, chèn ép tiểu cầu và hồng cầu.

3. Trẻ bị thiếu máu da xanh xao
Ung thư máu khiến lượng bạch cầu tăng cao và hồng cầu suy giảm, mà hồng cầu lại có chức năng đưa oxy đi khắp cơ thể, khi hồng cầu bị thiếu trẻ sẽ bị hoa mắt, chóng mặt, da tái nhợt xanh xao, thở dốc,…

4. Sụt cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân
Khi mắc ung thư máu, các tế bào ung thư máu làm cho khu vực bụng của trẻ bị khó chịu, gây cảm giác chán ăn, khiến trẻ bị sụt cân, cơ thể yếu ớt.

5. Trẻ bị khó thở
Sở dĩ trẻ mắc ung thư máu bị khó thở là bởi các tế bào bạch cầu phát triển mạnh có thể tập trung ở quanh tuyến ức, gần khu vực cổ, khiến trẻ cảm thấy khó thở.

6. Trẻ hay bị nhiễm trùng
Nhiễm trùng thường xuyên, dai dẳng là một trong những biểu hiện của ung thư máu. Biểu hiện của nhiễm trùng do ung thư máu là: ho, sốt, chảy nước mũi… và tình trạng này sẽ không hề thuyên giảm dù dùng thuốc kháng sinh.

7. Đau bụng, trướng bụng
Bởi các tế bào bạch cầu phát triển mạnh và tích tụ trong các cơ quan nội tạng như gan, thận, lá lách… vì vậy khiến trẻ bị đau bụng, trướng bụng.

8. Hạch bạch huyết sưng to
Khi trẻ bị ung thư máu, các hạch bạch huyết ở khu vực cổ, dưới cánh tay, bẹn sẽ bị sưng to, cứng do tích tụ nhiều tế bào bạch cầu.

9. Đau nhức xương khớp
Máu thường được sản xuất trong tủy xương, nhưng khi bị ung thư máu, lượng hồng cầu bị suy giảm do bạch cầu tăng cao, sự tích tụ quá mức của bạch cầu sẽ chèn ép, tác động lên các mô xương gây đau nhức.

Điều trị bệnh ung thư máu là sự kết hợp phác đồ đa mô thức, các phương pháp điều trị như hóa trị, phẫu thuật . . . các bác sỹ cân nhắc tùy theo thể trạng sức khỏe, dạng bệnh và tuổi của trẻ.

Hiện nay, tỷ lệ sống trên 5 năm của người bệnh có thể lên tới 80%, so với trước đây chỉ đạt 50%-60%. Rất nhiều bệnh nhân ung thư máu đã được điều trị ổn định, quay trở về cuộc sống sinh hoạt, học tập và làm việc, thậm chí là đã có gia đình riêng và sinh con.

Ba định kiến chết người về bệnh ung thư

Sai lầm phổ biến nhất là mắc bệnh ung thư đương nhiên mang bản án tử hình, nếu có điều trị cũng chỉ có thể vớt vát, kéo dài sống thêm một thời gian ngắn. 

Điều trị ung thư chỉ là vớt vát cuộc sống?
Có một số định kiến sai lệch về bệnh ung thư không những ở người còn hạn chế về kiến thức khoa học, mà cả ở giới có học thức. Định kiến sai lầm phổ biến nhất là mắc bệnh ung thư thì đương nhiên là mang bản án tử hình, nếu có điều trị thì cũng chỉ có thể vớt vát, kéo dài sống thêm một thời gian ngắn. Hệ lụy của định kiến này là tâm lý bi quan quá mức, buông bỏ và không tuân thủ điều trị.
TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K chia sẻ những quan điểm sai lầm về bệnh ung thư

Thực tế với các tiến bộ y học ngày nay đã giúp nhiều người chữa khỏi hoặc có thể kéo dài sống thêm đáng kể tùy loại ung thư và giai đoạn bệnh. Một số loại bệnh ung thư có tỉ lệ khỏi bệnh trên 5 năm vượt quá 90% nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời như ung thư tuyến giáp, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư đại tràng… Hiện tại Bệnh viện K Trung ương đã có rất nhiều bệnh nhân ung thư đã chữa trị ổn định 10 năm, 20 năm, 30 năm… 

Lý do có lẽ là mọi người thường có cảm nhận chủ quan, nhận thấy xung quanh mình có nhiều bệnh nhân ung thư sau một thời gian điều trị là tử vong mà ít biết đến, rất nhiều người bệnh ung thư đã được điều trị thành công, đang sống khỏe mạnh. Nhưng tâm lý chung là ít ai “khoe” bệnh của mình cho người khác biết kể cả khi được điều trị có hiệu quả, trong khi bệnh đã rất nặng hay cận tử thì người thân, bạn bè ai cũng biết và đến thăm hỏi. 

Mắc ung thư là quả báo, trời hành?
Khó tin nhưng hiện vẫn có không ít người dân nghĩ rằng bị ung thư là do quả báo, nghiệp quật, trời hành. Trên thực tế ai cũng có thể mắc bệnh ung thư, mọi lứa tuổi, giới tính, sắc tộc và thành phần xã hội. Ung thư xuất hiện ở mọi vùng, hầu như mỗi xóm làng, cơ quan, đơn vị đều thấy có người mắc ung thư. Nhưng đa phần ung thư xuất hiện ở người ngoài 50 tuổi khi các yếu tố nguy cơ đủ thời gian tích lũy để hình thành phát sinh bệnh. Tỉ lệ mắc ung thư có xu hướng cao hơn ở xã hội phát triển nơi tuổi thọ người dân tăng cũng như liên quan đến mức độ và lối sống công nghiệp hoá. Vậy nguyên nhân yếu tố nào gây bệnh ung thư? 

Ung thư hình thành do các tế bào tiếp xúc với các tác nhân sinh ung thư, gây thương tổn DNA của tế bào không hồi phục. Các tế bào bất thường nhân lên không kiểm soát được, thoát ra khỏi sự kiểm soát sinh lý bình thường, mất khả năng biệt hóa, xâm lấn cục bộ phá hủy các tổ chức xung quanh và di căn đến nhiều cơ quan khác nhau. Trong đó nguyên nhân từ môi trường, ăn uống chiếm tới khoảng 80% nguyên nhân sinh ung thư như dùng thuốc lá, rượu, bức xạ ion hoá, tia cực tím… 

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như di truyền, nhiễm vi sinh vật… Một số yếu tố, tác nhân gây ung thư có thể thay đổi và dự phòng được như hút thuốc, uống rượu, nhai trầu, lối sống ít vận động, thói quen ăn uống không lành mạnh, sinh hoạt tình dục không an toàn lây nhiễm virus HPV, không tiêm phòng viêm gan B dẫn đến lây nhiễm và tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời …. 

Tuy nhiên, có những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được là tuổi tác, các yếu tố di truyền và rối loạn nội sinh. Càng nhiều tuổi, sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật càng giảm, thời gian tiếp xúc, tích lũy các yếu tố nguy cơ càng nhiều, ung thư càng dễ phát sinh. Rất may chỉ có dưới 10% bệnh ung thư phát sinh do các rối loạn nội sinh từ bên trong cơ thể, các tổn thương có tính di truyền, những nguyên nhân không thay đổi được. 
Ở giai đoạn muộn người bệnh ung thư vẫn được điều trị để nâng cao chất lượng sống

Mặc dù khoa học đã xác định được các tác nhân, yếu tố nguy cơ gây ung thư nhưng trên thực tế hầu hết từng trường hợp cụ thể, bác sĩ không thể đưa ra chẩn đoán nguyên nhân vì không thể hồi cứu hết các tác nhân, yếu tố nguy cơ mà người bệnh phơi nhiễm trong cuộc sống.

Chính vì các bác sĩ không phải lúc nào cũng có thể tìm ra nguyên nhân mắc ung thư chắc chắn, nên nhiều người tự đưa ra những lời giải thích riêng cho mình theo cách tâm linh để trả lời câu hỏi mình đã làm gì để dẫn đến mắc bệnh ung thư. Nhiều người tin rằng mình bị trời phạt do việc đã từng làm ở kiếp trước hoặc trong quá khứ. Cổ nhân cũng có câu nhân định thắng thiên, nếu loại bỏ, tránh hoặc giảm thiểu tiếp xúc với các tác nhân sinh ung thư trên, có thể phòng được 1/3 bệnh ung thư. 

Bị ung thư, đừng đụng dao kéo?
Một định kiến sai lầm phổ biến khác là ung thư mà đụng dao kéo sẽ làm bệnh lan tràn nhanh và tử vong sớm hơn. Trong thực tế hoàn toàn ngược lại, đối với đa số các loại ung thư, phẫu thuật là phương pháp điều trị quan trọng nhất để cứu chữa bệnh nhân ung thư ở giai đoạn sớm. Hậu quả của quan niệm này cũng rất nguy hiểm, tai hại, bệnh nhân sợ hãi và trốn tránh phẫu thuật, thử dùng thuốc này thuốc kia các nơi, khi bệnh đã nặng mới vào viện, thời điểm vàng của quá trình điều trị đã trôi qua, thời cơ chữa khỏi bệnh bằng phẫu thuật đã mất. 
Nhiều kỹ thuật hiện đại đã mang lại cơ hội điều trị tốt nhất cho người bệnh

Có một số lý do có thể giải thích cho hiện tượng này. Đầu tiên nhiều người bệnh, đặc biệt giai đoạn muộn, vẫn có chỉ định phẫu thuật để giải quyết biến chứng của khối u chứ không phải là phẫu thuật để khỏi bệnh như phẫu thuật cầm máu, phẫu thuật mở thông dạ dày nuôi dưỡng khi người bệnh không ăn uống được, phẫu thuật tắc ruột, nên sau mổ có thể bệnh vẫn tiến triển xấu đi. Nhưng thường gặp hơn là các trường hợp phẫu thuật thất bại, tai biến phẫu thuật, phẫu thuật quá giai đoạn, quá chỉ định. Tai biến phẫu thuật là điều không ai mong muốn nhưng là rủi ro luôn có thể xảy ra như bất kì can thiệp nào khác trong y khoa kể cả thông thường như tiêm thuốc kháng sinh.

Cuối cùng, cũng có khi bệnh nhân được phẫu thuật triệt căn, thuận lợi nhưng bệnh vẫn có thể tái phát do đây là bản chất của bệnh ung thư. Trong nhiều trường hợp, sau khi phẫu thuật triệt căn, bệnh nhân không được điều trị bổ sung sau mổ một cách bài bản, bệnh cũng có thể tái phát lại trong thời gian ngắn. Khi điều trị bệnh ung thư, phẫu thuật không phải là sự kết thúc điều trị, mà chỉ là nền tảng cho các điều trị bổ sung tiếp theo. 

Khách quan mà nói thì một số cơ chế bệnh sinh học ung thư còn chưa được làm sáng tỏ, căn bệnh này vẫn còn nhiều bí ẩn cần được khám phá, nhiều phương thức điều trị mới cần được nghiên cứu để chữa trị. Dường như điều này lại là nguyên nhân thông tin về bệnh ung thư dễ bị sai lạc, phản khoa học, dẫn tới không ít người bệnh ung thư bị lợi dụng. 

Chúng tôi cho rằng điều đúng đắn nhất và nên làm là người bệnh và gia đình hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để hiểu rõ nhất về bệnh, điều trị và tiên lượng cũng như dùng các phương thức, thuốc điều trị chính thống tại cơ sở chuyên khoa, không nghe theo những lời đồn đại để mất đi thời gian quý báu có thể chữa được bệnh mà sẽ là tiền mất tật mang.
(nguồn: nld.com.vn)

BenhHiemNgheo