Hiển thị các bài đăng có nhãn BaoHiemChoCon. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BaoHiemChoCon. Hiển thị tất cả bài đăng

FWD Con Vươn Xa - Bảo Hiểm Giáo Dục Toàn Diện Cho Con

Vững chắc tương lai con, trọn niềm hân hoan làm cha mẹ.
Khi độc thân, bạn sẵn sàng chấp nhận rủi ro và mọi thử thách.
Khi mới lập gia đình, bạn hào hứng với cuộc sống mới cùng người bạn đời
Khi trở thành cha mẹ, bạn thận trọng hơn vì nhiều kế hoạch cần thực hiện cho tương lai của con.
Với FWD Con vươn xa 2.0, bảo hiểm giáo dục mới, con bạn sẽ luôn vững bước trong tương lai và bạn sẽ luôn được an tâm tận hưởng cuộc sống nhiều màu sắc cùng con.
FWD Con Vươn Xa - Bảo Hiểm Giáo Dục Toàn Diện Cho Con


Mọi đỉnh cao đều có thể chinh phục
"Hãy luôn vững chắc với niềm tin, kiên định với mục tiêu, không gì là không thể".
Cuộc sống luôn có những thăng trầm nhưng mỗi chúng ta hãy an tâm tận hưởng sống đầy và sống vui hết mình trong trong khoảnh khắc. Với tinh thần tích cực đó, FWD sẽ giúp bạn an nhiên vui sống bởi tương lai con yêu đã có FWD Con vươn xa 2.0 đảm bảo chăm lo.

Những quyền lợi nổi bật của FWD Con vươn xa 2.0:
Những quyền lợi nổi bật của FWD Con vươn xa 2.0:
Lược đồ mô tả quyền lợi sản phẩm
Vui xây dựng tương lai cho con
(1) Quyền lợi bảo vệ cho con (NĐBH Cộng thêm)
Quyền lợi bảo vệ cho con (NĐBH Cộng thêm)
Hơn bất cứ điều gì, con cần sức khỏe để có thể vững vàng trải nghiệm mọi điều con thích. Với quyền lợi bảo vệ trước nhiều rủi ro sức khỏe, bạn có thể an tâm để con khám phá vì đã có FWD cùng bạn chở che con trong mọi trải nghiệm
Quyền lợi bảo vệ cho Bố/Mẹ (NĐBH chính)
Là người đồng hành trên chặng đường phát triển của con, bạn cũng cần được bảo vệ. FWD Con vươn xa 2.0 mang tới sự bảo vệ toàn diện cho bố/mẹ (NĐBH chính) để bạn an tâm tận hưởng cuộc sống đầy màu sắc cùng con.
Quyền lợi bảo vệ cho Bố/Mẹ (NĐBH chính)






(2) Quyền lợi tiết kiệm
Quyền lợi tiết kiệm
Con sẽ lớn lên với những hoài bão và giấc mơ chinh phục của riêng mình. Để con tự tin trên từng hành trình, FWD cùng bạn đảm bảo nguồn tài chính vững chắc cho con trong tương lai.

Quỹ học vấn đảm bảo 100% STBH được đảm bảo chi trả trước mọi rủi ro có thể xảy ra, là nền tảng vững chắc cho con để con có nền giáo dục tốt nhất hoặc là quỹ khởi nghiệp của con trong tương lai.

Để con sẵn sàng cho cột mốc quan trọng – vào Đại học hay khởi nghiệp, FWD cùng bố mẹ dành tặng con Món quà trải nghiệm 10% STBH để con khám phá với những chuyến du lịch thú vị, hoặc tích lũy thêm kiến thức, kỹ năng với những khóa học ngắn hạn. Đồng thời, với Lãi tích lũy, Hợp đồng được hưởng lãi ngay từ khi tham gia giúp nền tảng tài chính cho con luôn tăng trưởng để bù đắp cho sự thay đổi của chi phí giáo dục trong tương lai. 

(3) Quyền lợi gia tăng
FWD nhân đôi Quỹ học vấn đảm bảo khi rủi ro xảy ra với bố/mẹ (NĐBH chính). Đây là quyền lợi ý nghĩa giúp đảm bảo tương lai cho con, để con vững vàng trong cuộc sống  ngay cả khi rủi ro xảy tới.
Quyền lợi gia tăng





Với 3 nhóm quyền lợi, FWD Con vươn xa 2.0 đảm bảo bảo vệ toàn diện cho con và kế hoạch tương lai của con trước những rủi ro có thể xảy tới. Ví dụ trường hợp bố/mẹ (NĐBH chính) tử vong do tai nạn:
Sơ đồ mô tả quyền lợi
Dịch vụ tư vấn 24/7 FWD đồng hành cùng cha mẹ - Lần đầu tiên trên thị trường đi trọn hành trình làm cha mẹ
Không chỉ dành tặng con tương lai toàn diện, FWD còn mong muốn đồng hành hỗ trợ để hành trình làm cha mẹ trở nên dễ dàng và đáng nhớ hơn với Dịch vụ tư vấn 24/7 FWD đồng hành cùng cha mẹ dành riêng cho các khách hàng tham gia sản phẩm FWD Con vươn xa 2.0.
Dịch vụ tư vấn 24/7 FWD đồng hành cùng cha mẹ






Một số thông tin cần biết

Tuổi tham gia: từ 18 đến 50 tuổi
Thời hạn đóng phí: từ 10 đến 18 năm
 Thời hạn hợp đồng: Thời hạn đóng phí + 3 năm

Ví dụ minh họa quyền lợi:
Nên tham gia FWD Con vươn xa với mức tích lũy là bao nhiêu?
Ví dụ minh họa quyền lợi

Nuôi dưỡng 3 thói quen nhỏ, trẻ càng lớn càng kiên cường, mạnh mẽ

Khả năng phục hồi là khả năng đối mặt và vượt qua thử thách, và cha mẹ nên giúp con mình xây dựng điều đó càng sớm càng tốt.
Nuôi dưỡng các thói quen giúp trẻ xây dựng khả năng phục hồi
Là một bác sĩ nghiên cứu về sự phát triển sớm của não bộ, tôi đã tìm thấy một yếu tố đáng ngạc nhiên góp phần tăng khả năng phục hồi ở độ tuổi trẻ: "nuôi dưỡng những thói quen".

Các nghiên cứu cho thấy việc xây dựng một thói quen sẽ dạy cho trẻ cách quản lý bản thân và môi trường một cách có trật tự.

Nuôi dưỡng các thói quen giúp trẻ xây dựng khả năng phục hồi
Khi trẻ làm mọi việc theo cách tương tự và vào một thời điểm giống nhau, lặp đi lặp lại, chúng sẽ biết mình phải làm gì. Khả năng dự đoán này tạo ra cảm giác thoải mái và an toàn.

Nhờ đó, chúng được trang bị tốt hơn để điều hướng những điều bất ngờ có thể xảy ra, thứ vốn là nền tảng của khả năng phục hồi. Một suy nghĩ đầu tiên luôn nảy ra trong đầu chúng sẽ là: "Mình sẽ ổn thôi."

Hãy xem việc nuôi dưỡng một thói quen giống như một chiếc chăn ấm áp hoặc một chú thú nhồi bông đã sờn rách để tạo ra một môi trường yên tĩnh, yêu thương, nơi đứa trẻ cảm thấy thoải mái khi khám phá cảm xúc của chúng trong quá trình thất bại hoặc thử thách.

Và khi chúng bắt đầu thực hiện các phần của công việc thường ngày với ít sự giám sát hơn, chúng sẽ trở nên độc lập và tự tin hơn.

Con bạn có thể có một thói quen buổi sáng khuyến khích các hành vi lành mạnh, chẳng hạn như đánh răng, nói về kế hoạch trong ngày hoặc một bữa ăn nhẹ có rau vào buổi sáng để thúc đẩy chế độ ăn uống bổ dưỡng.
Hãy xem việc nuôi dưỡng một thói quen giống như một chiếc chăn ấm áp hoặc một chú thú nhồi bông đã sờn rách để tạo ra một môi trường yên tĩnh, yêu thương, nơi đứa trẻ cảm thấy thoải mái khi khám phá cảm xúc của chúng trong quá trình thất bại hoặc thử thách.
1. Khuyến khích đối thoại trong quá trình một cách thường xuyên
Trẻ em tiếp thu phong cách giao tiếp của cha mẹ như là những "lời nói bí mật" của riêng chúng, vì vậy những lời nhắc nhở và câu hỏi mang tính bình tĩnh, yêu thương suốt cả ngày sẽ hỗ trợ các kỹ năng điều chỉnh cảm xúc.

Giả sử chúng có một thói quen vào buổi tối bao gồm đánh răng và chọn đồ ngủ. Bạn có thể khuyến khích đối thoại bằng cách nói: "Nhìn xem, con đang mặc một bộ quần áo thoải mái và đã sẵn sàng đánh răng rồi nhỉ! Đầu tiên, chúng ta làm ướt bàn chải đánh răng. Rồi sau đó chúng ta làm gì tiếp theo nhỉ?"

2. Giải thích "lý do" đằng sau một thói quen
Giải thích lý do đằng sau một thói quen giúp trẻ biết được chúng sẽ đạt được điều gì và cảm nhận được tác động tích cực của việc hoàn thành thói quen đó.

Ví dụ: "Trò chơi xây dựng các khối nhà rất thú vị phải không nào, nhưng đã đến lúc phải dọn dẹp. Các khối lớn để vào thùng màu xanh. Các khối nhỏ sẽ để vào đâu nhỉ?"

Sau khi chúng trả lời, bạn có thể nói: "Đúng vậy! Chúng ta cần dọn dẹp sau khi chơi xong để ngôi nhà luôn gọn gàng, và tránh bị mất đồ chơi nhé! Hãy dọn dẹp, và sau đó, chúng ta có thể ăn một bữa ăn nhẹ để tiếp thêm năng lượng cho thời gian còn lại trong ngày."

Hoạt động đơn giản này giúp các em thực hành các kỹ năng ngôn ngữ, thay phiên nói chuyện và hiểu được tầm quan trọng đằng sau một số hành động nhất định.
Giải thích lý do đằng sau một thói quen giúp trẻ biết được chúng sẽ đạt được điều gì và cảm nhận được tác động tích cực của việc hoàn thành thói quen đó.
3. Hãy nhất quán
Hãy nhớ rằng khả năng phục hồi không phát triển trong một sớm một chiều. Trẻ em cần được nhắc nhở thường xuyên về những kỹ năng này, vì vậy hãy bắt đầu sớm và nhất quán.

Những ngày dài hoặc mệt mỏi có thể khiến bạn khó duy trì thói quen. Việc nuôi dạy con cái đòi hỏi sự linh hoạt. Đôi khi, một câu nói an ủi có thể bù đắp cho một thói quen đã bỏ lỡ: "Ba/mẹ xin lỗi vì chúng ta không thể đọc một câu chuyện trước khi đi ngủ cùng nhau. Nhưng ba/mẹ hứa ngày mai sẽ đọc cho con nghe nhé!"

Cuối cùng, khen ngợi con bạn khi chúng làm theo một thói quen mà không cần sự giúp đỡ để chúng có thói quen thực hiện nó một cách nhất quán: "Cảm ơn con vì đã gấp chăn màn sáng nay!"

Tác giả của bài viết là Tiến sĩ Dana Suskind, giáo sư phẫu thuật và nhi khoa tại Trung tâm Y tế Đại học Chicago, đồng thời là người sáng lập và đồng giám đốc của Trung tâm TMW về Học tập sớm + Sức khỏe cộng đồng tại Đại học Chicago. Cô là tác giả của cuốn sách có tên "Parent Nation: Unlocking Every Child's Potential, Fulfilling Society's Promise."
(Nguồn Phụ Nữ Việt Nam  https://phunuvietnam.vn/nuoi-duong-3-thoi-quen-nho-tre-cang-lon-cang-kien-cuong-manh-me-20221013155752365.htm)

“5 không trách, 6 không mắng” trong việc nuôi dạy con

Trẻ con hẳn có lúc làm sai, nhưng trách mắng trẻ cũng phải có nghệ thuật và phương pháp. Lời nói ra như xô nước hắt đi, người hắt có thể quên, nhưng đứa trẻ bị hắt chắc chắn sẽ nhớ đến lúc lớn lên.
Trẻ con hẳn có lúc làm sai, nhưng trách mắng trẻ cũng phải có nghệ thuật và phương pháp.
Chăm sóc và nuôi dạy con cái là một hành trình đầy hạnh phúc, niềm vui nhưng cũng chứa đựng không ít thử thách, khó khăn với các bậc làm cha, làm mẹ. Mỗi đứa trẻ lại sở hữu tính cách riêng, để tìm ra phương pháp đúng đắn nhất, cha mẹ cần quan sát con trong một thời gian dài. Tuy vậy, dù có dạy con theo cách nào thì có 5 điều không nên trách và 6 điều không nên mắng mà ai cũng nên nhớ.

Dưới đây là chia sẻ của chị Thu Hiền (một freelancer), hiện đang làm mẹ của 2 em bé đã đúc rút được sau quá trình dạy con, hy vọng sẽ có ích cho các vị phụ huynh.
5 KHÔNG TRÁCH
1. Không trách con cái kém cỏi
Khả năng của con người là có hạn, vì thế nếu có điều gì đứa con không làm được cũng là chuyện bình thường. Hơn nữa, trí thông minh và năng khiếu cũng có nhiều loại, không giỏi cái này thì sẽ giỏi cái khác. Không thể chì chiết một con cá tại sao không biết leo cây, mà tốt hơn hết nên tìm vùng nước nào phù hợp mà thả nó xuống.

2. Không trách con cái hỏi nhiều
Trẻ con tò mò, nhiều lúc hỏi phát mệt, mà có khi hỏi những câu người lớn cũng không biết trả lời thế nào. Nhưng chính nhờ hỏi đáp mà trẻ học về thế giới xung quanh, đừng thiếu kiên nhẫn mà gạt đi kể cả những câu hỏi ngốc nghếch nhất. Giải thích tỉ mỉ, không biết thì nghiên cứu rồi giải thích lại, đấy chính nuôi dưỡng tri thức.

3. Không trách con cái vì tai nạn chẳng may
Ai mà chẳng có lúc lỡ tay lỡ chân, đổ vỡ hay vấp ngã hầu hết là do chẳng may. Làm cha mẹ không nên cứ xảy ra tai nạn nhỏ là trách mắng con cái, khiến chúng về sau có gặp chuyện cũng không dám nói.

4. Không trách con cái làm chậm
Mới học không thể giỏi, mới làm không thể nhanh, thà chậm mà chắc còn hơn nhanh mà ẩu. Nếu như lúc con làm mà mải chơi, không tập trung, làm theo kiểu chống đối... thì mới đáng trách, còn nếu đã chăm chú cố gắng thì dù không nhanh nhẹn cũng đáng được cổ vũ.

5. Không trách con cái bị ốm
Hai con của chị Hiền
Nhiều người có con bị ốm, dù lo lắng chăm sóc nhưng cũng phải cằn nhằn là vì con thế này thế kia nên mới bị ốm đấy, tốn tiền mua thuốc các thứ. Ốm đau là khi cơ thể con người yếu đuối nhất, tinh thần cũng mềm yếu, dễ tủi thân. Bản thân đứa trẻ đâu có cố tình bị ốm, tại sao lại bị trách bởi một điều khó kiểm soát này?
6 KHÔNG MẮNG
1. Không mắng trẻ ở nơi đông người
Danh dự là thứ mà ai cũng có, bất kể người lớn hay trẻ nhỏ. Bởi vậy, mắng mỏ con cái trước chốn đông người chỉ làm trẻ càng thấy xấu hổ, tự ti.

2. Không mắng khi trẻ đã biết lỗi
"Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại". Một khi trẻ đã nhận ra lỗi lầm của mình thì đừng chì chiết thêm nữa, chỉ phản tác dụng, mà nên ân cần chỉ bảo thế nào mới là cách làm đúng.

3. Không mắng trẻ vào ban đêm
Trách mắng trẻ vào lúc này có thể khiến con bạn đem theo cảm giác tủi thân, buồn chán vào giấc ngủ, làm trẻ ngủ không ngon giấc, thậm chí gặp phải ác mộng đáng sợ.

4. Không mắng trẻ trong bữa ăn
"Trời đánh còn tránh miếng ăn". Mọi lời phê bình, trách phạt, để sau bữa ăn hãy nói.

5. Không mắng khi trẻ đang vui mừng
Trẻ đang vui mà bị mắng không khác gì đang đi chơi lại gặp bão. Sự thay đổi đột ngột thậm chí có thể gây ra cú sốc tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách của trẻ.

6. Không mắng khi trẻ đang gặp chuyện buồn
Những lời phê bình lúc này sẽ chỉ càng làm tâm trạng con bạn xấu đi, tạo thêm áp lực tinh thần cho trẻ. Những áp lực ấy nếu không được giải tỏa kịp thời có thể sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường về sau.
(Nguồn: Phụ Nữ Việt Nam https://phunuvietnam.vn/ap-dung-5-khong-trach-6-khong-mang-trong-viec-nuoi-day-con-20220923085631811.htm)

6 cách để dạy con tính tự lập các bậc phụ huynh có thể áp dụng ngay

Rèn tính tự lập cho con là một việc làm vô cùng cần thiết và có thể mang lại nhiều lợi ích.
Có rất nhiều bài học mà bậc làm cha làm mẹ có thể dạy cho con mình, thế nhưng một trong những bài học quý giá nhất chắc chắn là dạy con biết sức mạnh của sự tự lập. Trẻ em thường có xu hướng dựa dẫm vào bố mẹ mỗi khi gặp vấn đề, điều này về lâu về dài dẫn đến sự phụ thuộc khiến chúng trở nên thiếu tự lập. Nói chung, dạy một đứa trẻ tính tự lập từ khi còn nhỏ sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho tương lai chúng sau này.

Về phần làm sao để có thể dạy con tính tự lập, bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời:

1. Nhờ con bạn đưa ra chỗ đậu xe hoặc chỉ đường về nhà
Để con dẫn bạn đến chỗ bạn đậu xe hoặc chỉ đường về nhà bất cứ khi nào cả hai đi đâu đó có thể giúp con bạn phát triển kỹ năng điều hướng và ghi nhớ. Điều này cũng giúp trẻ xây dựng tính độc lập và tự tin. Bạn có thể làm điều này dù chỉ là khi đi chạy bộ, khi đi câu cá hay đưa con đi mua sắm cùng.
Nhờ con bạn đưa ra chỗ đậu xe hoặc chỉ đường về nhà
2. Đảm bảo rằng con bạn biết họ và tên đầy đủ của chúng
Có rất nhiều trẻ em trong các trường học không biết họ tên của mình. Nó trở thành một vấn đề trong lớp học khi có những đứa trẻ trùng tên mà không biết họ của mình. Một số thậm chí không biết tên của họ vì họ luôn được gọi bằng biệt danh ở nhà. Bạn có thể chuẩn bị cho chúng đến trường bằng cách dạy chúng địa chỉ nhà riêng, số điện thoại nhà riêng và tên đầy đủ của bạn và vợ/ chồng của bạn.
Đảm bảo rằng con bạn biết họ và tên đầy đủ của chúng
3. Sắp xếp lại nhà cửa nhằm giúp con bạn có thể tiếp cận mọi thứ một cách an toàn
Sắp xếp lại nhà cửa nhằm giúp con bạn có thể tiếp cận mọi thứ một cách an toàn
Cách sắp xếp nhà cửa nói chung và phòng của con bạn nói riêng ảnh hưởng rất lớn đến việc chúng có thể trở nên tự lập hay không. Nếu bạn muốn con mình có thể thực hiện các sinh hoạt hàng ngày một cách tự lập, sẽ là rất khôn ngoan nếu bạn đặt những thứ như khăn ăn, bát đĩa, nước hoặc quần áo của bạn ở những vị trí mà trẻ có thể với tới. Bạn có thể đặt giá để quần áo thấp hơn một chút hoặc đơn giản là thêm dây móc vào balo của con bạn để chúng có thể dễ dàng tiếp cận. Nếu bạn làm hết mọi việc, con bạn sẽ chẳng có cơ hội để tự lập nữa.

4. Đừng nhắc nhở con làm việc này việc kia quá thường xuyên
Đừng nhắc nhở con làm việc này việc kia quá thường xuyên
Nếu bạn cằn nhằn con bạn quá thường xuyên, điều này có thể phản tác dụng và khiến chúng phụ thuộc vào bạn nhiều hơn. Cố gắng tránh nói những câu như "Đừng quên rửa bát nếu con muốn có thêm thời gian chơi". Nói như vậy, con bạn sẽ quen với việc bị bạn thúc ép và nhắc nhở chứ không phải tự chúng muốn làm. Hãy cố gắng chỉ nói một lần và sau đó cho con bạn cơ hội để chúng chứng minh rằng mình có thể tự lập.
5. Hãy để con bạn lựa chọn ngay cả khi được khen thưởng
Hãy để con bạn lựa chọn ngay cả khi được khen thưởng
Nếu bạn muốn khen thưởng con bạn bằng một thứ gì đó, chẳng hạn như trái cây hay kẹo bánh, hãy hỏi chúng xem chúng muốn có bao nhiêu quả/cái. Ví dụ, hãy hỏi: "Con muốn 3 hay 5 quả táo?", con bạn sẽ chọn số lớn hơn và cảm thấy như chúng vừa hoàn thành một đầu việc bạn giao. Bằng cách này, chúng không chỉ trở nên tự tin hơn mà cũng rèn được tính tự lập. Nếu bạn muốn những lựa chọn trở nên hợp lý và tốt cho sức khỏe hơn, bạn có thể bẻ miếng bánh ra làm nhiều miếng hoặc bổ quả táo ra làm nhiều miếng nhỏ rồi đếm chúng.

Điều quan trọng hơn cả là hãy đối xử với con bạn như người lớn ngay cả khi chúng còn nhỏ. Việc cho trẻ tiếp xúc với những con số cũng như việc tự đưa ra quyết định sẽ giúp chúng hiểu hơn về giá trị của đồng tiền.

6. Khuyến khích con bạn tự chơi một mình
Khuyến khích con bạn tự chơi một mình
Bạn có thể khuyến khích con tự chơi một mình ngay từ khi con bạn mới 1 tuổi. Đầu tiên, hãy bắt đầu bằng việc để con chơi một mình vài phút trong phòng, sau đó tăng dần thời gian. Đến khi con bạn 3-4 tuổi, mỗi sáng khi chúng thức dậy, hãy dạy chúng tự chơi một lúc thay vì lập tức đánh thức bạn dậy. Theo thời gian, con bạn sẽ thích hoạt động này có thể tiếp tục làm.

Nếu bạn chưa rõ dạy con bạn chơi một mình như thế nào thì cũng đừng lo, bởi có rất nhiều cách khác nhau. Bạn có thể bắt đầu bằng cách đưa chúng vào bếp cùng bạn mỗi khi bạn chuẩn bị bữa tối. Đưa cho con bạn một chiếc bát trộn và một vài cái thìa để chúng có thể nghịch. Nếu không hiệu quả, bạn có thể cho con bạn ăn một bữa nhẹ đơn giản trong lúc chờ bạn hoàn thành công việc, vậy là xong.

Nguồn: BrightSide

Một kiểu dạy dỗ phá hỏng tương lai của con mà nhiều cha mẹ phạm phải!

Nói đạo lý suông với con cái, cha mẹ nói nhưng không chịu làm gương, nói một đằng làm một nẻo, là phương pháp giáo dục vô hiệu nhất.
Nói đạo lý suông với con cái, là phương pháp giáo dục vô hiệu nhất.
Tôi đã không còn nhớ rõ đây là lần thứ mấy mình bước ra từ phòng giáo viên chủ nhiệm.

Suốt cả quãng đường về nhà, tôi luôn tức giận chất vấn cậu con trai của mình:

"Tại sao con lại trốn tiết?

Rốt cuộc phải làm sao thì con mới hiểu được rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của con bây giờ là học tập hả?

Có học giỏi sau này mới thi đỗ đại học, rồi mới tìm được một công việc tốt…"

Con trai mặc dù vẫn có vẻ nghe nhưng biểu cảm đã ngày một trở nên khó chịu hơn.

Nhưng tôi không hề để tâm tới điều đó, tiếp tục "giảng đạo lý" cho con, rồi chờ con cho tôi một câu trả lời như thường lệ.

Nhưng phản ứng của con sau đó khiến tôi bất ngờ, thẳng bé khựng lại, không đi nữa, trừng mắt lên rồi lớn tiếng với tôi:

"Bố nói đủ rồi đấy, bố đừng nói nữa được không, con chán ngấy những lời thuyết giảng như vậy của bố rồi bố có biết không?"

Đầu óc tôi trống rỗng…

Đó là lần đầu tiên con trai phản ứng lại với tôi, còn tôi thì thật sự rất sốc…

Sau đó, tôi không ngừng suy nghĩ, không biết mình sai ở đâu mà con lại phản ứng lại dữ dội như vậy.

Dần dần, khi tìm đọc nhiều hơn về sách giáo dục và cả một lượng lớn kiến thức tâm lý học, tôi mới hiểu ra được rằng:

Thì ra, nói đạo lý suông với con cái, là phương pháp giáo dục vô hiệu nhất.

Thì ra, những ông bố bà mẹ chỉ biết nói đạo lý với con, sẽ không bao giờ bồi dưỡng nên được những đứa con ưu tú.
Chỉ biết nói đạo lý với con, sẽ không bao giờ bồi dưỡng nên được những đứa con ưu tú.
1. Nói đạo lý suông với con cái, là phương pháp giáo dục kém hiệu quả nhất
Có lẽ chúng ta thường hay nói với con rằng: ăn nhiều rau vào, tốt cho sức khỏe; ăn ít đồ ngọt thôi, sẽ sâu răng; không được uống nước có ga, hại dạ dày…

Mặc dù rất quan tâm con, nhưng lũ trẻ vẫn cứ thường hay không nghe lời, thích làm theo ý mình. Cứ như vậy, chúng ta bắt đầu trách mắng con không nghe lời…

Nhưng thực tế chứng minh, chúng ta, những ông bố bà mẹ, thực ra đã trách lầm con cái.

Tôi từng xem được một đoạn video như này:

Một đứa trẻ khoảng 2,3 tuổi quấy phá ầm ĩ ở nhà.

Người bố nhẹ nhàng nhắc nhở con: "Con gái ơi, con yên lặng một chút được không!"

Cô con gái không những không nghe lời, còn tức giận với bố:

"Bố chê con ồn ào, bố không yêu con nữa rồi!"

Logic của cô con gái khiến ông bố cười không ra nước mắt.

Một chuyên gia giáo dục từng phân tích rằng:

Sau 12 tuổi, năng lực tư duy trừu tượng của một người mới chính thức phát triển, lúc này mới dần dần "tiến hóa" thành con người hiện tại.

Mà tất cả những đạo lý thì đều là trừu tượng, đều là sự khái quát, thăng hoa và tổng kết của những điều cụ thể.

Vì vậy, khi bạn nói những đạo lý trừu tượng với một đứa trẻ chưa có năng lực tư duy trừu tượng cụ thể, nó chẳng khác nào đàn gảy tai trâu.

Cũng có nghĩa là, với những đứa trẻ chưa phát triển hoàn thiện năng lực tư duy trừu tượng, khi ba mẹ nói đạo lý, chúng có khả năng không hiểu những gì ba mẹ đang nói.

Tâm lý học có một hiệu ứng mang tên "hiệu ứng vượt quá giới hạn".

Đứng từ góc độ bản chất, thông điệp cốt lõi mà hiệu ứng này muốn truyền đạt là "cái độ".

Bất kể làm việc gì, chúng ta cũng cần có một cái "độ", cái giới hạn thích hợp.

Nếu không cẩn thận đi quá giới hạn, bạn có thể sẽ chệch hướng với mục tiêu của mình, thậm chí còn thành có lòng nhưng lại hỏng việc.

Con trai của một người chị họ tôi rất thích chơi game, chị họ không hài lòng, cứ có cơ hội là nói đạo lý với con:

"Còn cứ chơi nữa thì không nên được việc gì đâu con ạ."

"Đắm chìm trong thế giới ảo sẽ chỉ hại bản thân thôi con ạ."

"Học không học suốt ngày chơi game, sau này có hối hận cũng không kịp…"

Nghe mẹ mắng, ban đầu cậu con trai còn có chút ăn năn.

Nhưng vì bị nói nhiều quá, cậu con trai chuyển từ ăn năn hối lỗi sang khó chịu, rồi tới ghét bỏ.

Có một học giả nói rằng: "Một vạn lời thuyết giáo suông, không bằng một hành động thực tế."

Rất nhiều khi, chỉ nói đạo lý sẽ không đem lại hiệu quả lâu dài, thậm chí đôi khi sẽ còn phản tác dụng.

Vì vậy, cha mẹ khi giáo dục con cái, cần có một cái "độ", biết đâu là điểm dừng, là giới hạn, tránh bị tác dụng ngược.
Một vạn lời thuyết giáo suông, không bằng một hành động thực tế
2. Thay vì nói, con cái chú ý tới hành động của bạn nhiều hơn
Nói đi cũng phải nói lại, người lớn vì sao lại thích nói đạo lý với con cái?

Nguyên nhân có rất nhiều, nhưng chủ yếu, vẫn là vì chúng ta lười.

Nói thì đơn giản, có miệng là nói được.

Nhưng chúng ta lại xem nhẹ một thực tế: nói thì dễ, làm mới khó.

Hành động, kiểm tra khả năng của một người về mọi mặt, chẳng hạn như sự kiên nhẫn, ý chí và khả năng chống lại áp lực…

Giáo dục con cái cũng vậy. Để thực sự cho trẻ hiểu cách làm một việc gì đó, cha mẹ cần tự làm và hướng dẫn trẻ bằng các hành động.

Cách đây ít lâu, một đoạn video ghi lại cảnh một người cha đưa con trai đi ăn buffet được lan truyền trên mạng.

Trong video, người cha nhặt thức ăn từ một thùng rác để vào đĩa của mình và cúi đầu ăn.

Thì ra, người cha cho con đi ăn buffet, cậu con trai đắc ý nói với bố:

"Bố nhìn này, con lấy nhiều bào ngư to chưa này."

Người cha trông rất tức giận nói với con: "Con mà không ăn hết chỗ này là bố không cho về đâu."

Cậu con trai không nghe lời, vẫn đi lấy thêm rất nhiều thức ăn. Người cha một lần nữa kiên nhẫn nhắc nhở:

"Ăn bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu, con đừng lãng phí."

Nhưng cậu con trai cãi lại, nói chút đồ ăn này, con ăn một tý là hết.

Sau đó, tranh thủ lúc người cha đi vào nhà vệ sinh, cậu con trai lén đổ hết đồ ăn mình không ăn hết vào thùng tác.

Người cha sau khi quay lại, không nói, cũng không tức giận, mà trực tiếp lấy đồ ăn trong thùng rác ra, cúi đầu ăn chỗ thức ăn đó.

Cậu con trai thấy vậy sốt ruột, vừa khóc vừa ngăn bố lại:

"Bố ơi, bố đừng ăn nữa, nó bẩn hết rồi, con biết con sai rồi, sau này sẽ không lãng phí đồ ăn nữa."

Trên thực tế, làm cha mẹ, hành động luôn quan trọng hơn lời nói.

Tôi từng xem qua một cuộc phỏng vấn một sinh viên xuất sắc tại một trường đại học có tiếng, khi nói về phương pháp giáo dục của cha mẹ, anh ấy chia sẻ rằng:

"Nói về giáo dục của ba mẹ, so với lời nói, họ dạy tôi bằng những hành động thực tế nhiều hơn.

Chẳng hạn, ba tôi là một người rất năng nổ, rất có chí tiến thủ, nhiều bạn bè, với ai cũng rất hào phóng, xởi lời.

Tôi giống bố, vì vậy, tôi từ nhỏ tới lớn, bất kể là bạn ở trường hay bạn xóm, mọi người đều rất thích chơi với tôi.

Trong học tập, tôi cũng là một người có chí tiến thủ, rất tự giác, chịu khó và luôn muốn bứt phá."

Bạn thấy đó, những bậc cha mẹ thông mình đều là những người nói ít làm nhiều. Bởi lẽ họ sớm đã hiểu được rằng, giáo dục con cái, chỉ nói thôi là chưa đủ.

Muốn con cái trở thành người ra sao, trước tiên phải phải tự mình nỗ lực theo hướng đó.

Bất kể là khi nào, ba mẹ cũng luôn là tấm gương tốt nhất của con.
Muốn con cái trở thành người ra sao, trước tiên phải phải tự mình nỗ lực theo hướng đó.
3. Không giảng đạo lý suông, ba mẹ có thể làm gì?
Một giáo sư đã từng thẳng thắn chỉ ra rằng: "Vấn đề của trẻ em là do người lớn gây ra".

Nếu đứa trẻ làm điều gì đó sai, chắc chắn có điều gì đó không ổn trong phương pháp nuôi dạy con cái của cha mẹ.

Nếu không thể lý luận với con cái, chúng ta phải làm gì?

Sử dụng hành động để hướng dẫn hành động
Zheng Yuanjie, một tác giả sách thiếu nhi nổi tiếng, nói:

"Khi giáo dục con cái, việc đầu tiên là ngậm miệng, nhấc chân, bước đi con đường của bạn và thể hiện cho con cái biết".

Khi trò chuyện với một người bạn, tôi hỏi cô ấy: "Trong giáo dục con cái, cậu nói nhiều hay làm nhiều?"

Cô ấy nói: "Thành thật mà nói, tớ đã từng suốt ngày chỉ biết nói với con rằng xem ít thôi học nhiều vào, lãng phí thời gian ít thôi, hãy dành thời gian cho việc nâng cao bản thân nhiều hơn.

Về kết quả, chắc cậu cũng có thể đoán được. Nhưng sau đó, tớ chọn cách nói ít lại và quyết định tự mình làm điều đó trước.

Tôi bắt đầu âm thầm dậy sớm, chạy bộ và cố gắng học những điều mới.

Không chỉ ngày càng hoàn thiện về thể chất, nghị lực mà tớ cũng ngày càng trở nên bao dung hơn, trở thành chỗ dựa cho sự gắn kết tình cảm gia đình.

Đó là sức mạnh của việc thực hiện và thay đổi, bản thân tớ có thể cảm nhận được và tớ tin rằng bọn trẻ cũng có thể cảm nhận được điều đó.

Theo cách này, tình hình bắt đầu thay đổi, con bé bắt đầu ngừng ngủ muộn và cũng bắt đầu tập chạy bộ.

Từ từ, con bé cũng bắt đầu để ý tới vào tủ sách của tớ, và sẽ đến lấy một hoặc hai cuốn sách để đọc và thậm chí còn thảo luận về một số kiến thức thú vị với tớ.

Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là thói quen đọc sách của con bé cũng được hun đúc một cách vô thức, dù ở đâu, dù không có ai nhắc nhở, con bé cũng sẽ tự mình đọc sách."

Có một câu nói như này: những lý luận trống rỗng sẽ không bao giờ có thể chạm đến trái tim của một đứa trẻ. Một sự giáo dục tốt cần có hành động từ chính cha mẹ.

Nếu chỉ biết nói, rõ ràng sẽ không đủ sức thuyết phục, chỉ cần bản thân bạn làm tốt điều đó, bạn tự nhiên sẽ hình thành nên một môi trường tạo ra ảnh hưởng tốt đến con bạn.

Sử dụng kinh nghiệm thay vì rao giảng
Trong cuốn tiểu thuyết "Giết con chim nhại" có một câu trích dẫn như này:

"Bạn không bao giờ có thể thực sự hiểu được một người trừ khi bạn mang đôi giày của anh ta và suy nghĩ trên lập trường của anh ta."

Thật vậy, có rất nhiều điều mà chúng ta không bao giờ có thể thực sự hiểu được nếu không trực tiếp trải nghiệm chúng.

Điều tương tự cũng áp dụng cho trẻ em.

Tôi đã từng thấy một câu chuyện như vậy: một cậu bé tuổi teen, bị nghiện điện thoại di động, cậu thường xuyên chơi game đến tận hai giờ sáng.

Một buổi đêm nọ, ông bố thức dậy và quyết định đưa con trai đi thăm các quầy hàng trên phố vào lúc hơn hai giờ sáng.

Ông bố muốn cậu con trai thấy được thế giới của những người trưởng thành, những người đang phải vật lộn để kiếm sống nó tàn nhẫn và khó khăn như thế nào.

Nhìn đôi bàn tay đầy sẹo và khuôn mặt khắc khổ của những người bán hàng qua đêm, cậu bé rơi những giọt nước mắt ăn năn.

Montessori nói: "Tôi nghe, và tôi quên; tôi nhìn, và tôi nhớ; tôi làm, và tôi hiểu."

So với những lời rao giảng suông thì hiệu quả giáo dục sau khi cho trẻ trải nghiệm thực tế mới là tốt nhất.

Yêu thương, thay vì giảng giải đạo lý
Khi một đứa trẻ làm sai điều gì đó, phản ứng đầu tiên của cha mẹ là mắng mỏ hoặc lý lẽ. Cũng vì vậy mà họ bỏ qua thực tế rằng:

Bất kể đứa trẻ làm hay nói gì, tiềm ẩn phía sau đều là những cảm xúc và nhu cầu nào đó.

Nếu chúng ta chỉ tập trung vào những hành vi cụ thể của trẻ, chúng ta sẽ dễ bỏ qua những cảm xúc tiềm ẩn trong lòng chúng.

Nếu cảm xúc của trẻ không được cha mẹ nhìn thấy và chấp nhận, thì dù sự việc cụ thể có được giải quyết, trẻ vẫn sẽ gặp phải rất nhiều tình huống sau này khi lớn lên.

Vì vậy, đôi khi càng nói lý lẽ trẻ sẽ càng xa bạn. Bởi trong mắt trẻ, bạn chỉ quan tâm đến việc trẻ làm đúng hay không chứ không quan tâm đến việc tại sao trẻ lại làm như vậy.

Nhưng những bậc cha mẹ thực sự khôn ngoan luôn ít "lý" và nhiều tình yêu.

Suy cho cùng, làm cha mẹ là một quá trình rèn luyện lâu dài, trong suốt quá trình này, chúng ta phải hiểu rằng muốn giáo dục con cái tốt, trước hết phải giáo dục bản thân thật tốt!

(Nguồn phunuvietnam.vn https://phunuvietnam.vn/mot-kieu-day-do-pha-hong-tuong-lai-cua-con-nhieu-cha-me-pham-phai-20220928110913427.htm)

Nếu con bạn dùng MXH, hãy đặt ngay 7 câu hỏi để hiểu rõ "thế giới ảo" mà con đang sống mỗi ngày

Việc cha mẹ cấm con sử dụng mạng xã hội trong thời đại hiện nay là điều không tưởng. Tốt nhất là hãy tìm giải pháp phù hợp để dẫn dắt con đến thế giới ảo một cách lành mạnh.
Các nhà nghiên cứu lưu ý, nếu cha mẹ cho phép trẻ nhỏ tham gia vào mạng xã hội, thì họ nên có trách nhiệm làm cho môi trường trực tuyến của trẻ an toàn nhất có thể. 
Các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy, tỉ lệ trẻ em từ 10-12 tuổi sử dụng các ứng dụng mạng xã hội ngày càng gia tăng. Điển hình như trẻ em dưới 13 tuổi thường háo hức sử dụng các nền tảng mạng xã hội vì lý do giải trí, người nổi tiếng, kết nối với bạn bè hoặc bị lôi cuốn bởi sự tương tác thú vị và phổ biến qua trực tuyến.

Song, nhiều bậc cha mẹ lo lắng con mình không biết cách chọn lọc những nội dung an toàn, lành mạnh trên mạng xã hội và dễ bị ảnh hưởng bởi thông tin xấu. Một số người thì lo rằng con họ có thể chia sẻ thông tin riêng tư cá nhân mà không nhận ra những cạm bẫy trên mạng. Theo một báo cáo, gần 50% phụ huynh có con sử dụng mạng xã hội không tự tin rằng con mình có thể phân biệt được người dùng khác là người lớn hay trẻ nhỏ vì điều này có thể khó phân biệt.

Các nhà nghiên cứu lưu ý, nếu cha mẹ cho phép trẻ nhỏ tham gia vào mạng xã hội, thì họ nên có trách nhiệm làm cho môi trường trực tuyến của trẻ an toàn nhất có thể. Nếu cha mẹ không thể cam kết thực hiện vai trò tích cực trong việc sử dụng mạng xã hội của con mình, họ không nên để trẻ sử dụng các ứng dụng này.
Gia tăng trẻ sử dụng mạng xã hội
Thay vì đưa ra giả định hoặc phán xét, hãy cởi mở nói chuyện với con. Hãy đặt câu hỏi và sẵn sàng lắng nghe, dẫu thấy khó xử.

"Mạng xã hội hiện nay là phần rất quan trọng trong cuộc sống của hầu hết thanh thiếu niên nên trò chuyện phần nào giúp bạn kết nối và biết cách suy nghĩ của trẻ", Sinclair -McBride nói. Càng thể hiện sự sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ, con càng cởi mở và trung thực.

Chuyên gia gợi ý 7 câu hỏi cha mẹ có thể đặt cho con:

Con có tài khoản mạng xã hội nào?
Một số phụ huynh thực sự không biết những gì con làm trên mạng xã hội. Vì vậy, câu hỏi cơ bản này cung cấp cho họ cách bắt đầu.

Cha mẹ có thể nghiên cứu thông tin về các nền tàng truyền thông xã hội khác nhau mà con mình sử dụng, giúp con quản lý tài khoản an toàn và tối ưu nhất.

Tuy nhiên, khi tìm hiểu chủ đề, đừng lập tức hỏi ngay câu này, khiến con cảm giác như bị tra khảo, Kristene Geering, giám đốc giáo dục của Parent Lap, nói.

Chuyên gia khuyên nên xây dựng tình huống khéo léo, bắt đầu từ câu chuyện của mình. Ví dụ "Hôm nay có một stastus trên Facebook khiến bố tức điên lên". Sau khi bị con cười nhạo vì vẫn dùng Facebook, bạn có thể hỏi xem chúng đang dùng mạng xã hội vào và lý do tại sao.

Video/ảnh/meme con yêu thích là gì?
Yêu cầu con cho bạn xem một hoặc một vài video, ảnh gần đây chúng đã xem trên các nền tảng như TikTok hoặc Instagram.

"Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm về sở thích của con mình và biết rõ hơn những gì khiến con vui vẻ. Nếu có thể, cha mẹ cũng có thể thảo luận về những cạm bẫy tiềm ẩn từ những bức ảnh/video đó. Đặt câu hỏi với con đó có phải thông tin sai lệch không? Phân biệt đối xử hay trò đùa nguy hiểm không?", Sinclair-McBride gợi ý.

Bạn có thể yêu cầu con cho xem tài khoản hoặc hồ sơ chúng thích nhất, ghét nhất. Hãy đặt câu hỏi vì sao lại thế và vì sao vẫn tiếp tục theo dõi tài khoản ghét để khuyến khích tư duy phản biện. Muốn được con đồng thuận và sẵn sàng trả lời câu hỏi, hãy mở lòng nói những điều tương tự về tài khoản của mình trước khi hỏi con.

Con nói chuyện với ai nhiều nhất trên mạng xã hội
Biết câu trả lời bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc về thế giới của con. "Nhóm con trò chuyện nhiều trên mạng xã hội có phải nhóm bạn thân ngoài đời không? Tại sao có/không? Có người mới quen không? Con có sẵn lòng chia sẻ thêm về người bạn đó không?", là những câu hỏi chuyên gia khuyên nên tìm cách đặt cho con.

Nhà trị liệu tâm lý Noel McDermott cũng khuyên nên hỏi con về những người chúng tiếp xúc trên mạng xã hội và cảm nhận về họ. Tìm hiểu xem con thích gì ở các không gian khác nhau con trải nghiệm, có những ai ở đó, ai ở thế giới thực, ai không?

Các tài khoản của con có riêng tư không?
Quyền riêng tư rất quan trọng trên Internet, nhưng thật khó để trẻ hiểu được điều này vì chúng được sinh ra trong thế giới kỹ thuật số, nơi mọi thứ đều có thể tiếp cận.
Thay vì cấm cản, cha mẹ hãy bước vào thế giới của con
Tốt nhất là các tài khoản nên ở chế độ riêng tư để con bạn (với sự trợ giúp của bạn nếu độ tuổi phù hợp) có thể sàng lọc những người theo dõi và thứ mới.

Tiến sĩ Khadijah Booth Watkins, phó giám đốc trung tâm Clay, Bệnh viện đa khoa Massachusetts, Mỹ, khuyên nên hỏi con có biết phải làm gì nếu ai đó đang ngược đãi hoặc nếu con cảm thấy không an toàn trên mạng không?

Sau đó, khuyến khích con nghe cha mẹ hoặc một người lớn đáng tin cậy khác tư vấn nếu tình huống xấu xảy ra.

Con cảm thấy thế nào khi sử dụng mạng xã hội?
"Bạn có thể tìm hiểu xem con có đang so sánh mình với những người khác hay không? Con có thấy thất vọng hoặc bị cô lập khi sử dụng tài khoản mạng xã hội không hay điều gì giúp con lạc quan và hài lòng về bản thân khi sử dụng mạng xã hội", Geering nói.

Susan G. Groner, người sáng lập The Parenting Mentor, dịch vụ định hướng cách dạy con (Mỹ) khuyên phụ huynh nên cùng con tìm các bài báo và nghiên cứu khác nhau về sử dụng mạng xã hội để xem điều gì nên và không nên làm.

Cố gắng giúp con hiểu sự khác biệt giữa thực tế và những gì chúng ta thấy trên mạng.

Con thích đăng gì?
Hỏi con về những thứ chúng thích đăng trên mạng để biết cách con thể hiện mình trước người khác. Khi trò chuyện, hãy giúp con nghĩ về mục đích và hình ảnh muốn xây dựng trên mạng xã hội. Giúp con suy nghĩ về những gì đang đăng và những phản ứng có thể xảy ra.

Hãy khuyến khích con nghĩ kỹ trước khi đăng thứ gì đó. Nếu con thích chia sẻ ảnh của mình, đặt câu hỏi về những bức ảnh chúng thích và không. Hỏi con khi đăng những bức ảnh đó lên thì muốn người khác nghĩ gì về nó.

Con có muốn nói chuyện với bố/mẹ về chủ đề nào đăng trên mạng xã hội không?
Sinclair-McBride khuyên bạn nên hỏi xem con muốn trò chuyện với bố/mẹ về điều gì trên mạng xã hội không?

Hãy cho con cơ hội nói cho cha mẹ những lo lắng của chúng, sau đó đưa ra lời khuyên để hỗ trợ và giúp đỡ. Một lần nữa, hãy thể hiện sự quan tâm, không phải phán xét.

Cha mẹ cố gắng không sa lầy vào những nỗi sợ hãi và giả thuyết tiêu cực trên mạng xã hội vì có thể khiến những tiêu cực đó lấn át trong cuộc trò chuyện với con.

"Khi xây dựng tình bạn lâu bền và lành mạnh với con, hãy dạy chúng cách đối phó với những tồi tệ và tận hưởng những điều tốt đẹp. Được vậy, bạn sẽ có nhiều cơ hội chứng kiến con lớn lên hạnh phúc và khỏe mạnh hơn", Geering nói.

(Nguồn: http://ttvn.toquoc.vn/neu-con-ban-dung-mxh-hay-dat-ngay-7-cau-hoi-de-hieu-ro-the-gioi-ao-ma-con-dang-song-moi-ngay-2022082409333899.htm)

BaoHiemChoCon