Thương vụ bancassurance lịch sử của FWD

Tiềm năng bancassurance
Ở các nước phát triển, kênh phân phối bảo hiểm qua mô hình bancassurance chiếm đến 70% lợi nhuận mà công ty bảo hiểm thu được. Còn tại Việt Nam, lĩnh vực này khá mới mẻ và chỉ triển khai mô hình bancassurance ở mức độ đơn giản. Dù vậy, thống kê chưa đầy đủ cho hay, năm 2018 các công ty bảo hiểm đạt doanh thu từ phí bảo hiểm mới qua kênh bancassurance khoảng 4.000 tỉ đồng, chiếm gần 20% tổng doanh thu phí bảo hiểm mới, tăng gấp đôi so với cùng kỳ. 

Thị trường bảo hiểm Việt Nam trong mấy năm gần đây trở nên bùng nổ khi liên tiếp ghi nhận những cái bắt tay giữa các công ty bảo hiểm với ngân hàng, cho mục đích triển khai mô hình bancassurance (phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng). Tuy nhiên, theo đánh giá của Bloomberg, thương vụ FWD ký kết với Vietcombank, với giá trị khoảng 400 triệu USD mới là thương vụ lớn bancassurance nhất Việt Nam từ trước đến nay.
Thương vụ lịch sử FWD ký kết với Vietcombank

Mức thu nhập dần tăng lên và chất lượng cuộc sống cải thiện là những lý do để người Việt Nam không chỉ quan tâm đến vấn đề tích lũy, đầu tư thông thường mà còn mong muốn bảo vệ sức khỏe, chuẩn bị, dự phòng cho cuộc sống tương lai tốt đẹp. Đây chính là lúc dịch vụ bảo hiểm lên ngôi, gồm cả sản phẩm nhân thọ lẫn phi nhân thọ. Một khi các công ty bảo hiểm bắt tay với các ngân hàng, họ sẽ có thêm những địa điểm hoàn hảo để tiếp cận khách hàng, hiểu rõ nhu cầu và thúc đẩy bán bảo hiểm cho các khách hàng tiềm năng. Về phía các ngân hàng, trong tương lai, hoa hồng từ bán sản phẩm bảo hiểm ước tính sẽ là một trong những nguồn thu quan trọng. Ngoài ra, mô hình bancassurance hứa hẹn giúp từng điểm giao dịch của ngân hàng trở thành một siêu thị tài chính một cửa (one stop service center). Đây sẽ là nơi cung cấp hầu hết các giải pháp tài chính, đầu tư, giải pháp bảo vệ cho người dân. 

Các chuyên gia nhận định, dù còn những vấn đề cần cải thiện, nhưng bancassurance tại thị trường Việt Nam đang phát triển nhanh và dự báo sẽ còn phát triển hơn nữa. Một số công ty bảo hiểm dự kiến doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới của bancassurance sẽ tăng khoảng 30-40% trong năm 2019. Mục tiêu này là khả thi, bởi vì các ngân hàng đã bắt đầu vào guồng sau thời gian chuẩn bị. 

Cơ hội nào cho công ty bảo hiểm FWD?
FWD mới chỉ hiện diện trên thị trường bảo hiểm Việt Nam khoảng 4 năm, thông qua mua lại Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Great Eastern (Việt Nam) và đổi tên Great Eastern thành Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam (năm 2016). Dù đi sau nhưng FWD đã nhanh chóng thực hiện các ký kết đối tác cùng các ngân hàng như An Bình, Nam Á nhằm triển khai mô hình bancassurace. Đáng chú ý, cuối tháng 7.2019, Bloomberg đưa tin FWD cùng một công ty bảo hiểm lâu đời khác là hai ứng viên cuối cùng trong cuộc chạy đua trở thành đối tác độc quyền của Vietcombank (trong 15 năm). Với việc giành chiến thắng, FWD tiếp tục khẳng định vị trí lớn của mình tại thị trường bảo hiểm Việt Nam. 

Theo các số liệu được công bố, ở thời điểm tháng 10.2015, Vietcombank đã có 9,5 triệu khách hàng cá nhân, 7,2 triệu khách hàng sử dụng ngân hàng điện tử, 23 thương hiệu thẻ với 14 triệu thẻ các loại, với mạng lưới gần 2500 máy ATM khắp cả nước. Đến nay, quy mô này càng lớn. Chưa kể, Vietcombank đã thiết lập gần 600 điểm giao dịch cùng mạng lưới với hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại 118 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Vietcombank cũng đã dẫn đầu thị phần về tài trợ thương mại, doanh số thẻ, thanh toán thương mại điện tử quốc tế và thương mại điện tử trong nước. Chiến lược của Vietcombank là trở thành ngân hàng số một về bán lẻ tại Việt Nam vào năm 2020.. 

Vậy FWD là ai?
FWD là công ty thành lập năm 2013, thông qua mua lại doanh nghiệp bảo hiểm ING tại Hồng Kông, Ma Cao và Thái Lan với giá 2,1 tỉ USD. Sau đó, bằng việc chi hơn 6 tỉ USD đầu tư mua bán sáp nhập doanh nghiệp, FWD đã nhanh chóng mở rộng và thâm nhập thêm các thị trường mới như Indonesia, Philippines, Singapore, Việt Nam, Nhật, Malaysia. Từ đây, FWD trở thành Tập đoàn bảo hiểm có mặt rộng khắp tại 9 nước châu Á với tổng tài sản hơn 30 tỉ USD với 5 triệu khách hàng và 4.600 nhân viên.
FWD hiện đang hoạt động thành công tại Thái Lan, Hồng Kông, Nhật và Việt Nam. Đơn cử ở thị trường Thái Lan, vào tháng 7.2019, FWD vượt qua những công ty bảo hiểm tên tuổi lớn để ký thỏa thuận hợp tác phân phối bảo hiểm dài hạn qua Ngân hàng Thương mại Siam. Hay tại Hồng Kông, FWD cũng đã công bố thỏa thuận mua lại MetLife Limited và Metropolitan Life (gọi chung là MetLife Hồng Kông). Nhờ đó, FWD tiếp tục tăng thị phần và củng cố vị thế tại đây. 

Sắp tới, FWD sẽ mở rộng kinh doanh sang thị trường Trung Quốc và trở thành tập đoàn bảo hiểm có mạng lưới rộng khắp châu Á – Thái Bình Dương. Theo thông tin từ Reuters, tập đoàn này đang có kế hoạch sẽ IPO tại Singapore. 

Không riêng sức mạnh tài lực và những hậu thuẫn từ Tập đoàn mẹ, FWD còn có sức mạnh từ tầm nhìn “Thay đổi cảm nhận của mọi người về bảo hiểm”. FWD đã tập trung phát triển các sản phẩm đơn giản, dễ hiểu; tiên phong giới thiệu danh mục loại trừ tinh giản nhất thị trường (chỉ từ 2-6 điều khoản, so với 5-25 điều khoản của thị trường). FWD còn đẩy mạnh số hóa 100% và thực hiện trải nghiệm mới lạ cho khách hàng trên nền tảng kỹ thuật số. Điểm đặc biệt khác là FWD có những chiến lược tiếp thị thương hiệu độc đáo. 

Tên tuổi FWD giờ đây không còn xa lạ trong khu vực khi đã trở thành đối tác chiến lược bancassurance của nhiều ngân hàng lớn tại châu Á như Security Bank Corporation (Philippines), HSBC (Malaysia), Commonwealth of Australia (Indonesia), Vietombank (Việt Nam),… Cùng với đó, những hậu thuẫn tài chính, mạng lưới rộng khắp châu Á sẽ giúp FWD có nhiều cơ hội trong cuộc cạnh tranh bancassurance đang rất sôi động hiện nay.
Chuyên mục:

NHẬN XÉT&BÌNH LUẬN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét